Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Sử dụng những thanh gỗ, nước hay được xây dựng bởi người khổng lồ, người ngoài hành tinh ... là các giả thuyết cách xây dựng Kim tự tháp Ai Cập.
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào? - anh 1

Giả thuyết thứ 1: Sử dụng thanh gỗ để vận chuyển

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào? - anh 2

Quan điểm này được bắt nguồn từ một ý tưởng đã có từ thời xa xưa cho rằng, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng các thanh gỗ buộc quanh khối đá rồi lăn tới địa điểm đã định sẵn.

Tuy nhiên ý tưởng này có một số vấn đề: Dưới sức nặng của khối đá, các thanh gỗ này sẽ tạo ra một áp lực vô cùng lớn lên nền đất và phá hủy đường vận chuyển.

Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra, người Ai Cập cổ đại phải di chuyển 40 khối đá mỗi ngày mới kịp tiến độ xây dựng. Nếu vậy, dù con đường có được xây dựng tốt đến đâu cũng không thể chịu nổi tác động phá hoại do sức nặng của các khối đá gây ra. Ngoài ra, những con đường ấy phải được bảo dưỡng liên tục để đảm bảo cho công tác vận chuyển.

Nhà vật lý Joseph West và các cộng sự thuộc trường ĐH Indiana đã đưa ra một cách tiếp cận hoàn toàn khác, giúp cho phương pháp “lăn” đá này giảm được đáng kể mức thiệt hại gây ra đối với mặt đường, đồng thời có thể lăn được các khối đá dễ dàng hơn nhiều so với việc kéo lê.

Nhóm của ông West đã tiến hành phương pháp này bằng cách buộc các dây thừng xung quanh khối đá hình lăng trụ có kích thước 40 x 20 cm và nặng khoảng 30 kg; sao cho khối đá từ hình vuông thành khối hình 12 cạnh, nhờ vậy có thể lăn dễ dàng.

Bằng cách gắn các thiết bị đo cường độ lực, các nhà khoa học tính toán được cần khoảng 50 người để di chuyển khối đá nặng 2,5 tấn với tốc độ 0,5 m/giây.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể xây dựng được các kim tự tháp nhỏ vì cần rất nhiều gỗ và nhân lực.

Giả thuyết thứ 2: Sử dụng nước để xây dựng kim tự tháp

Nhóm các nhà vật lý thuộc Đại học Amsterdam (Hà Lan) cho rằng, nước chính là câu trả lời cho bí ẩn này.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào? - anh 3

Điều khiến các nhà vật lý chú ý đó chính là hình ảnh người thợ đứng ngay dưới chân của bức tượng đang đổ nước xuống lớp cát bên dưới.

Các nhà vật lý sau đó đã tiến hành thử nghiệm thực tế bằng cách kéo một vật nặng trên cát. Họ nhận ra rằng khi ngấm nước, cát sẽ không bị đùn lên và cản trở vật nặng khi di chuyển.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào? - anh 4

Nhờ vậy, lực ma sát tác động lên vật kéo được giảm đáng kể và lực kéo giảm xuống còn một nửa. Kết quả là chỉ cần một số ít nhân công so với ban đầu để di chuyển được vật nặng cần thiết.

Dù nhiều người tỏ ra hoài nghi về giả thuyết này nhưng các nhà vật lý Amsterdam tin rằng, nước chính là đáp án hoàn toàn khả thi và càng được củng cố niềm tin bằng những bức họa cổ được khắc trong kim tự tháp.

Giả thuyết thứ 3: Kim tự tháp được xây từ trong ra ngoài

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào? - anh 5

Kỹ sư xây dựng Peter James đã bác bỏ giả thuyết tồn tại nhiều thế kỷ nay khi cho rằng, người Ai Cập cổ đại không thể kéo các khối đá nặng hàng tấn lên các bờ dốc của các thung lũng cát và xây kim tự tháp từ ngoài vào trong.

Theo ông, thực chất họ đã xây từ trong ra ngoài. Cụ thể, người Ai cập dựng phần lõi bên trong bằng những tảng đá nhỏ và nhẹ hơn, sau đó bao bọc bên ngoài bằng các tảng đá to được di chuyển nhờ giàn giáo.

Theo James, cách thức người Ai Cập cổ đại xây kim tự tháp cũng giống như xây nhà thời hiện đại. Có khả năng là họ đã xây 4 góc kim tự tháp trước, tương tự như 4 góc nhà, sau đó tạo ra 4 lối vào ở trung tâm kim tự tháp.

Tiếp theo, phòng chứa lăng mộ sẽ được xây bằng đá granite. Từ bờ tường của phòng cất chứa lăng mộ, người Ai Cập cổ đại có thể xây các bờ dốc thoải bên ngoài bằng những khối đá nhỏ và nhẹ hơn theo các đường ngoằn ngoèo đã định sẵn, xếp chồng lên nhau theo từng lớp một.

Sau đó, họ sẽ kéo các tảng đá nặng theo những đường dốc thoải trên các ván trượt hoặc sử dụng giàn giáo gỗ để xếp đá bên ngoài kim tự tháp.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào? - anh 6

James cho rằng, khi xây được phần còn lại của kim tự tháp, các tảng đá từ trên đỉnh trở xuống sẽ được đặt đúng chỗ và ăn khớp với cấu trúc như các miếng xếp hình Lego.

Để khẳng định giả thuyết của mình, James sử dụng ra đa và các máy quay nhiệt để xác định tính chất và vị trí các khối đá.

Giả thuyết thứ 4: Người ngoài hành tinh xây dựng kim tự tháp

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào? - anh 7

Điều này tưởng chừng như hoang tưởng nhưng không phải là không có cơ sở. Các kết quả khai quật và khảo sát bên trong các Kim tự tháp đã cho thấy nhiều viết tích của người ngoài hành tinh.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào? - anh 8

Hình ảnh người ngoài hành tinh được phát hiện bên dưới những bức trạm khắc trong một Kim tự tháp.

Ngoài ra, những thiết bị giống các máy bay hiện đại như của chúng ta cũng được trạm khắc trên các vách đá. Điều này chứng tỏ công nghệ của người cổ xưa rất phát triển.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào? - anh 9

Một bức trạm khắc các vật thể bay giống máy bay, tầu ngầm cùng nhiều thiết bị bay lạ như UFO hay phi thuyền khác.

Nếu quả thực những người ngoài hành tinh có nền công nghệ kỹ thuật tiên tiến như vậy thì và họ có thể sử dụng chúng để xây dựng các Kim tự tháp khổng lồ này.

Giả thuyết thứ 5: Người khổng lồ xây dựng các Kim tự tháp

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào? - anh 10

Bức trạm khắc miêu tả những người khổng lồ và người trung bình như chúng ta trên vách đá bên trong Kim tự tháp.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào? - anh 11

Một bức tranh khác miêu tả cảnh làm việc của hai chủng người này được khắc bên trong Kim tự tháp.

Ngoài những giả thuyết trên, giả thuyết này cũng đang gây tranh cãi trong cộng đồng khoa học. Nhưng, nếu thực sự thời kỳ đó có tồn tại người khổng lồ thì câu chuyện xây dựng Kim tự tháp sẽ không khó trả lời. Bởi vì, đối với họ, việc vận chuyển những khối đá lớn không phải là việc khó khăn như đối với chúng ta.

Theo Màn ảnh sân khấu, Telegraph, Huffington

Xem thêm:

- Phát hiện gây sốc về màu thực sự của kim tự tháp

- Khám phá mới về Ai Cập cổ đại qua những truyền thuyết

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.