Kỹ năng sinh tồn của một bác sĩ

(Ngày Nay) - 'Để thấu hiểu và biết yêu thương, cảm thông với những người làm ngành y, có lẽ cần nhiều thời gian hơn nữa ngồi ở phòng cấp cứu xem họ thực hiện công việc của mình'. Bài viết xúc động của nhà báo Hoàng Minh Trí nhân Ngày thày thuốc Việt Nam 27/2.
Kỹ năng sinh tồn của một bác sĩ

Hơn 10 năm trước, khi ông cụ nhà tôi chưa mất, có lần ông lại say rượu rồi ngã cầu thang. Máu me be bét, đưa vào cấp cứu viện Việt Đức. Phòng cấp cứu là thế giới thu nhỏ với những gương mặt u buồn và lo lắng. Lẫn lộn trong đó là người nông dân, nhân viên văn phòng, công chức gặp nạn và cả những gã giang hồ mang đầy thương tích sau một trận tỷ thí thua cuộc.

Đó chỉ là một khoảng diện tích vừa phải nhưng luôn hiện diện cả trăm con người, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và kíp trực y bác sĩ, nhân viên y tế...Hối hả băng ca xuôi ngược với những gương mặt căng thẳng dưới thứ ánh sáng đèn neon lạnh ngắt, tiếng còi xe cấp cứu, tiếng khóc, tiếng loa của bảo vệ nhắc người nhà bệnh nhân không được ngồi xổm trên lối đi…

Và cứ như vậy, quanh năm ngày tháng không có đến một tích tắc vắng lặng.

Anh bác sĩ trẻ đứng phía đầu băng ca khéo léo, tỉ mẩn dùng băng gạc lau sạch từng vết máu trên cơ thể, trên đầu ông cụ để tìm vết thương, vừa lau vừa vỗ về: “Cụ cố gắng nhé, con kiểm tra chỗ này hơi đau một chút”. Ông cụ đã tỉnh rượu, hấp háy mắt đồng ý.

Trong căn phòng mọi thứ đều hối hả chạy đua với thời gian, hành động chậm rãi đầy tỉ mẩn này nhìn thật sốt ruột. Rất may ông cụ chỉ có vài vết thương hở nhỏ không nguy hiểm, bác sĩ trực hướng dẫn nhóm đồng nghiệp phương án cấp cứu rồi lại lao sang bệnh nhân khác.

Một kíp trực cấp cứu vài chục người. Họ sẽ ở đây từ 8 giờ sáng hôm trước tới 8 giờ sáng ngày hôm sau. Vậy có nghĩa là mỗi y, bác sĩ đều như nhau, làm việc cứu người đến cật lực trong vòng 24 giờ đồng hồ, luân phiên thay nhau trực ở Khoa Cấp cứu vài lần trong 1 tháng, 4 ngày đi “tua” 1 lần ở các khoa khác luân phiên. Sau ca trực thì ngày kế tiếp họ vẫn làm việc tại khoa bình thường, bất kể đó là ngày nghỉ lễ hay Tết.

Họ thèm ngủ từng phút, và cuộc sống phía bên ngoài vẫn đang thắc mắc câu chuyện anh diễn viên truyền hình đã thực sự ly hôn hay chưa. Đại khái vậy.

Kỹ năng sinh tồn của một bác sĩ ảnh 1

Các y bác sĩ thường xuyên trong tình trạng quá tải
(Ảnh: Zing)

Vài năm gần đây, việc đánh chửi bác sĩ, nhân viên y tế không còn là chuyện lạ, thậm chí người ta còn dửng dưng với việc đó. Và cũng như chuyện thiếu ngủ, trong phòng cấp cứu này, các bác sĩ cũng phải tự thích nghi với điều đó để không bị tổn thương.

Tôi chợt nhớ có lần ngồi nói chuyện với bác sĩ Đỗ Mạnh Hùng (BS khoa cột sống Việt Đức) trong căn phòng nghỉ ngơi dành cho bác sĩ phòng cấp cứu, có một chi tiết hài hước, đó chính là ô cửa sổ. Những căn phòng nhỏ này đều có khóa cửa kiên cố phía trước thế nhưng cửa sổ thì không.

“Tất cả các cửa này đều thông sang các phòng khác nhau”, vừa nói, anh Hùng chứng minh bằng cách đẩy nó trượt sang ngang, không hề khóa. Đây chính là nơi để bác sĩ chạy thoát thân nếu bị người ta hành hung.

Kỹ năng thoát thân hay ứng xử phù hợp trong những tình huống kiểu như vậy không có trường lớp nào đào tạo. Họ phải tự đúc kết từ những kinh nghiệm trong mỗi ca trực. Có bác sĩ không chui kịp cửa sổ phải cởi áo blouse trắng lẫn vào đám đông thoát thân.

Đã nhiều lần tôi tự hỏi, điều gì đã khiến họ chọn nghề y?

Để thấu hiểu nỗi đau của một con người, đúng là không phải là việc dễ dàng gì.

Tôi bỗng nhớ tới một đoạn lời thề Hippocrates cho ngành y các nước trên thế giới dành cho những sinh viên y khoa trước khi ra trường “Tôi xin hứa và thề nhất luật tuân theo ước lệ của tính thanh cao và lòng chính trực trong khi hành nghề, tôi sẽ chữa bệnh cho người nghèo khó và không bao giờ đòi hỏi thù lao quá với công sức của mình. Tôi chỉ mong mọi người dành cho lòng quý mến, nếu tôi làm đúng lời thề”.

Kỹ năng sinh tồn của một bác sĩ ảnh 2

Hình ảnh thường thấy mỗi ngày ở các bệnh viện tuyến trên tại Việt Nam
(Ảnh: Thanh Niên)

Đó là một mong muốn nhất mực trong sáng, thanh cao của những bác sĩ cứu người. Để thấu hiểu và biết yêu thương, cảm thông với những người làm ngành y, có lẽ cần nhiều thời gian hơn nữa ngồi ở phòng cấp cứu xem họ thực hiện công việc của mình.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.