Làn sóng di dân tăng gấp đôi do chiến tranh và thảm họa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bất chấp đại dịch COVID-19, số người chạy trốn khỏi chiến tranh và khủng hoảng vẫn tiếp tục gia tăng, với lượng di cư toàn cầu lên tới hơn 82 triệu người - gấp đôi so với con số một thập kỷ trước.
Làn sóng di dân tăng gấp đôi do chiến tranh và thảm họa

Một báo cáo mới nhất từ ​​cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc (UNHCR) cho thấy số liệu di dân toàn cầu đã tăng khoảng 3 triệu người vào năm 2020 sau năm kỷ lục 2019.

Báo cáo nhấn mạnh cách các cuộc khủng hoảng kéo dài ở Syria, Afghanistan, Somalia và Yemen đang tiếp tục buộc người dân phải rời bỏ quê hương, trong khi bạo lực bùng phát ở những quốc gia như Ethiopia và Mozambique là nguồn cơn cho những đợt di dân mới.

"Khi đại dịch bùng phát, mọi thứ đều dừng lại, bao gồm cả nền kinh tế, thế nhưng chiến tranh và xung đột, bạo lực, phân biệt đối xử và ngược đãi, tất cả các yếu tố thúc đẩy những người này phải chạy trốn, vẫn tiếp diễn", người đứng đầu UNHCR Filippo Grandi cho biết.

Số liệu của UNHCR chỉ ra rằng vào cuối năm 2020, đã có tổng cộng 82,4 triệu người sống trên danh nghĩa người tị nạn hoặc xin tị nạn, tăng hơn 40 triệu người so với năm 2011.

Đặc biệt, 42% số người phải rời bỏ nhà cửa là trẻ em dưới 18 tuổi.

“Bi kịch của rất nhiều trẻ em sinh ra trong cảnh sống lưu vong là lý do để ngăn chặn và chấm dứt xung đột và bạo lực”, ông Grandi nói.

Có tới 26,4 triệu người đang sống tị nạn vào cuối năm 2020, trong đó có 5,7 triệu người Palestine.

Khoảng 3,9 triệu người Venezuela cũng đã phải di cư ra nước ngoài mà không được coi là người tị nạn, trong khi 4,1 triệu người đã đăng ký tị nạn trên toàn thế giới.

Nhưng trong khi cả số người tị nạn và người xin tị nạn vẫn tương đối ổn định kể từ năm 2019, số người phải di cư trong nước đã tăng lên 48 triệu.

Điều này có lẽ không đáng ngạc nhiên, vì các yếu tố thường buộc người dân phải chạy trốn không biến mất trong đại dịch, nhưng khả năng vượt biên đã khó khăn gấp bội.

Vào năm 2020, ít nhất 164 quốc gia đã đóng cửa biên giới vì COVID-19 và hơn một nửa trong số đó không có ngoại lệ cho những người xin tị nạn.

Năm ngoái, đã có thêm 11 triệu người phải rời bỏ nhà cửa và hầu hết chỉ ở một số ít các quốc gia và khu vực xảy ra xung đột, theo báo cáo của UNHCR.

Tiêu biểu trong số này bao gồm Syria, quốc gia sau hơn một thập kỷ chiến tranh có 13,5 triệu người phải tị nạn, vốn chiếm 1/6 tổng số người di cư trên toàn cầu.

Trong khi đó, hơn 2/3 số người tị nạn trên thế giới đến từ 5 quốc gia: Syria, Venezuela, Afghanistan, Nam Sudan và Myanmar.

Báo cáo cho biết, một số cuộc khủng hoảng mới cũng đã gây ra sự di dời đáng kể, chỉ ra khu vực Tigray đang chìm trong bạo lực của Ethiopia, nơi chứng kiến ​​một cuộc di cư sang Sudan của hơn 54.000 người chỉ trong những tháng cuối năm 2020.

Hàng trăm nghìn người cũng chạy trốn khỏi bạo lực ở miền bắc Mozambique, trong khi hàng trăm nghìn người khác phải di tản mới ở khu vực Sahel của châu Phi.

Phần lớn người tị nạn trên thế giới sống ở các quốc gia lân cận các khu vực khủng hoảng, chủ yếu ở các khu vực nghèo nhất trên thế giới.

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là nơi có số người tị nạn lớn nhất thế giới với tổng số khoảng 3,7 triệu người, tiếp theo là Colombia với 1,7 triệu người, Pakistan và Uganda với 1,4 triệu người mỗi nước và Đức với 1,2 triệu người.

Trong khi nhu cầu di cư liên tục tăng, các giải pháp khắc phục dường như đã giảm dần vào năm ngoái.

Trong suốt năm 2020, chỉ có khoảng 3,2 triệu người di cư trong nước và chỉ 251.000 người tị nạn trở về nhà của họ, chỉ có 34.400 người tị nạn dễ bị tổn thương được tái định cư ở các nước thứ ba vào năm ngoái - mức thấp nhất trong 20 năm, báo cáo của UNHCR cho biết.

“Các giải pháp yêu cầu các nhà lãnh đạo toàn cầu và những người có ảnh hưởng phải gạt bỏ sự khác biệt của họ, chấm dứt cách tiếp cận vị kỷ chính trị, thay vào đó tập trung vào việc ngăn chặn và giải quyết xung đột và đảm bảo tôn trọng quyền con người", ông Grandi tuyên bố.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.