Những món đồ chơi của đám trẻ tị nạn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hơn một triệu trẻ em Nam Sudan đã bị buộc rời khỏi quê hương và bắt đầu cuộc sống mới trong các trại tị nạn nằm rải rác ở Uganda và các nước láng giềng khác. Tại Bidibidi, một khu định cư rộng lớn ở miền bắc Uganda, những đứa trẻ đã tự học cách “tô màu” cho thế giới tuổi thơ.
Susan James với con búp bê bằng đất sét em nặn (Ảnh: Nora Lorek)
Susan James với con búp bê bằng đất sét em nặn (Ảnh: Nora Lorek)

Ở Uganda, người tị nạn có quyền làm việc và được học hành. Do chính sách tị nạn tiến bộ, quốc gia này không phải ghi nhận sự “khủng hoảng tị nạn” như nhiều nơi khác. Các gia đình tị nạn có thể sống trong các cụm lều với những mảnh đất nhỏ trồng ngô, lúa và rau. Hầu hết có thể sử dụng nước sinh hoạt từ vòi, hơn một nửa số trường là các công trình kiên cố, các phòng khám sức khỏe bằng gạch và vữa cũng được xây dựng.

Khu định cư dành cho người tị nạn Bidibidi mở cửa vào năm 2016, khi hàng nghìn người Nam Sudan chạy trốn khỏi nội chiến, tràn qua biên giới Uganda. Bidibidi là một nơi hẻo lánh nằm cách văn phòng đại diện Liên hiệp quốc tại Uganda một giờ đồng hồ. Có thể nói, cư dân ở đây sống trong an toàn, và nghèo đói.

Nếu hỏi người dân ở Bidibidi rằng họ đã mang theo gì khi rời khỏi Nam Sudan, hầu hết đều trả lời rằng họ chỉ gói một ít tài sản vào trong tấm ga trải giường, khóa cửa nhà và bắt đầu đi. Trên đường đến Uganda, có những đứa trẻ bị thương và cắt bỏ chân, cũng có những đứa bé chết vì kiệt sức hoặc suy dinh dưỡng. Cha mẹ đặt chúng nằm dưới đám lá bên dưới gốc cây. Asha, một nữ phiên dịch viên ở Bidibidi chia sẻ, khi dừng lại qua đêm trên cuộc hành trình, có khi cô sợ rằng mình vô tình nằm đè lên một đứa trẻ đã chết.

Những món đồ chơi của đám trẻ tị nạn ảnh 1

Những con búp bê từ bùn đất Bidibidi (Ảnh: Nora Lorek)

Những đứa trẻ sống sót đến được những khu tị nạn ít ra có một mái nhà, được đến lớp (trước khi đại dịch bùng phát), giúp người lớn làm gạch, và thời gian còn lại, chúng sẽ phụ giúp gia đình. Nơi này có rất ít thứ để mua, các quầy chợ chỉ bán các mẩu xà phòng và nước. Càng không có siêu thị, cửa hàng, những món đồ chơi rực rỡ nhiều màu. Những ngôi nhà ở khu tị nạn chất đầy những vật phẩm được phát bởi các tổ chức phi chính phủ, một tấm đệm xốp mỏng, ghế nhựa, đèn năng lượng mặt trời. Nơi này không có khu vực tái chế rác thải nhựa, thế nên mặt đất đầy những vỏ chai.

Những món đồ chơi của đám trẻ tị nạn ảnh 2

Hộp bìa cứng từ các chuyến hàng cung cấp vật tư nhân đạo có cơ hội thứ hai "tái sinh" thành ô tô đồ chơi, xe tải và xe buýt cho đám trẻ. (Ảnh: Nora Lorek)

Vậy là những đứa trẻ, những người “nghệ sĩ tí hon” đã bắt tay vào công cuộc tô điểm cho cuộc sống của chính mình. Đó là khởi đầu cho việc những món đồ chơi tự chế và “hợp thời” trong mắt chúng bạn ra đời. Đám trẻ sử dụng mọi vật liệu xung quanh, như đất bùn, thân cây, giấy và nhựa cùng với trí tưởng tượng của bản thân. Có thể thấy được sự khéo léo và sáng tạo của chúng qua những chiếc xe tải làm từ vỏ hộp của Chương trình Lương thực Thế giới WFP, xe hơi từ vỏ chai nhựa, hay búp bê, điện thoại tạo hình từ đất bùn.

Những món đồ chơi của đám trẻ tị nạn ảnh 3

Những chiếc ô tô tự chế ở Bidibidi. (Ảnh: Nora Lorek)

Một số còn thử sức với việc chế tạo những chiếc ô tô có độ tỉ mỉ và phức tạp cao. Chúng cùng tập trung lại, chia sẻ nguyên vật liệu và hướng dẫn nhau, cắt thân cây cao lương theo độ dài thích hợp bằng một lưỡi dao lam đã gãy và sử dụng làm nguyên liệu cho sản phẩm của mình. Lốp xe ô tô được chế từ các bộ phận của dép mòn. Cuối cùng, sau khi làm xong chiếc ô tô "tốt nhất thế giới", những đứa trẻ sẽ tổ chức một cuộc đua xem xe nào nhanh nhất và xe nào có thể chịu tải lớn nhất.

Những món đồ chơi của đám trẻ tị nạn ảnh 4

Những chiếc xe từ thân cây cao lương. (Ảnh: Fida)

Asha nhớ lại về quãng thời gian thơ ấu ở Nam Sudan khi hai anh em cô dành hàng giờ để làm những món đồ chơi bằng đất. Cả hai từng ngồi tỉ mẩn nặn hình từ bùn đất, đẽo gọt, tự hài lòng với thành phẩm, rồi sau đó lại phá đi và sửa sang thành một món đồ chơi mới. Giờ đây, những đứa trẻ tị nạn người Nam Sudan cũng có một tuổi thơ đầy lấm lem và sáng tạo. Chúng thấy vui vẻ và cảm thấy tự hào vì đã tạo nên cả một thế giới.

Những món đồ chơi của đám trẻ tị nạn ảnh 5

Một chiếc điện thoại di động, một chiếc radio và một chiếc máy bay trực thăng, tất cả đều được làm bằng đất bùn, thể hiện sự khéo léo của những đứa trẻ Bidibidi. (Ảnh: Nora Lorek)

Khu định cư dành cho người tị nạn của Bidibidi cũng có các sân bóng đá, nơi trẻ em vô cùng hào hứng với môn thể thao vua. Những đứa trẻ thường đá bóng bằng chân trần và tự làm bóng đá từ túi và dây nilong, đôi khi cũng từ quần áo hoặc sợi chuối. Abdul, một cậu bé 14 tuổi với ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp từng hỏi: "Chỗ chúng cháu không có trường hay câu lạc bộ bóng đá. Mọi người có thể hỗ trợ chúng cháu bằng cách xây dựng một trường học, nơi chúng cháu có thể học cách chơi bóng tốt hơn không?"

Những món đồ chơi của đám trẻ tị nạn ảnh 6

Quả bóng tự chế của trẻ em Bidibidi. (Ảnh: Fida)

Caesar, một đứa trẻ ở Bidibidi, đã tạo ra một con diều chỉ với một chiếc túi nilong đen, hai que nhựa và một cuộn dây. Giữa trưa nắng nóng hơn 30 độ ngột ngạt. Chỉ có một cơn gió nhẹ thoảng qua, ánh mặt Caesar ánh lên niềm kiêu hãnh và sự tập trung. Cậu bé cầm sợi dây trong tay và bắt đầu đung đưa sợi dây, say sưa nhìn con diều đen lơ lửng trên bầu trời trong xanh.

Những món đồ chơi của đám trẻ tị nạn ảnh 7

Con diều đầy kiêu hãnh của Caesar. (Ảnh: Fida)

Cậu bé nói, bản thân đã nhận được sức mạnh từ cánh diều của mình. Caesar có thể quên hết mọi thứ xảy ra xung quanh. Trong một khoảnh khắc, cậu nghĩ mình đang bay lên trời, làm bạn với những chú chim và cánh diều. Những cơn đau quặn bụng vì đói biến mất và nỗi kinh hoàng trải qua khi chạy trốn khỏi cuộc chiến ở Nam Sudan chỉ còn là một ký ức xa vời. Tiếng súng máy đinh tai nhức óc và những vụ nổ chết người bị lãng quên khi gió để tác phẩm của cậu bay cao trên nền trời. Khi trường học bị đóng cửa vì đại dịch, Caesar nói cậu còn có nhiều thời gian hơn để chơi. Việc tạo ra những món đồ chơi khiến cậu bé thấy mình tự do và hạnh phúc. Rõ ràng, sáng tạo và vui chơi có tác dụng chữa lành.

Công ước về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc chứa đựng những ý tưởng sâu sắc rằng trẻ em, hơn hết chính là các cá nhân với những quyền của riêng mình. Công ước quy định tuổi thơ là thời kỳ đặc biệt kéo dài đến năm 18 tuổi. Trong thời kỳ này, trẻ em cần được bảo vệ, chăm sóc để lớn lên, được học tập, vui chơi và phát triển hết tiềm năng của mình. Đặc biệt là với những đứa trẻ tị nạn đã phải trải qua rất nhiều khó khăn và vất vả, khi các em buộc phải từ bỏ chính ngôi nhà thời thơ ấu.

Theo National Geographic, Fida
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.