Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú, Trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là một trong những đơn vị luôn chú trọng việc phát triển văn hóa đọc trong nhà trường. Qua đó góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách cho học sinh.

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú, Trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là đơn vị đặc thù với 206 học sinh theo học, trong đó 100% là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, để phát triển văn hóa đọc tại nhà trường, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú, Trung học cơ sở huyện Yên Bình đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, cùng trên 10.000 đầu sách cho thư viện với nhiều đầu sách như khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, chuyện cổ tích, chuyện về Bác Hồ, tạp chí dân tộc miền núi phục vụ nhu cầu đọc và tra cứu tài liệu của học sinh nhà trường. Từ đó thu hút 100% học sinh đến thư viện để đọc sách, báo.

Chị Hoàng Kim Liên - cán bộ thư viện Trường Phổ thông Dân tộc nội trú, Trung học cơ sở huyện Yên Bình cho biết: Ngay từ đầu năm học, cán bộ thư viện sẽ kiểm tra đầu sách, báo cáo Ban giám hiệu nhà trường để chuẩn bị các đầu sách mới. Ngoài các đầu sách đã có trong thư viện nhà trường như truyện, báo, sách tham khảo và các đầu sách giáo khoa, nhà trường sẽ mượn thêm sách của Thư viện tỉnh Yên Bái để phục vụ nhu cầu đọc sách của học sinh.

Em Lê Mai Hiền - lớp 6A, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú, Trung học cơ sở huyện Yên Bình chia sẻ: Em nhận thấy việc đọc sách có ý nghĩa rất tốt đẹp. Khi đọc sách em biết thêm nhiều điều về cuộc sống hơn. Trong thời gian ở trường, em sẽ tích cực tìm những loại sách mới để nâng cao kiến thức học tập và rèn luyện kỹ năng học cho bản thân.

Để lan tỏa văn hóa đọc, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú, Trung học cơ sở huyện Yên Bình đã đẩy mạnh tuyên truyền để học sinh, cán bộ, giáo viên nhận thức được vai trò của việc đọc sách. Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, khơi dậy tình yêu sách cho học sinh như thi kể chuyện, vẽ tranh, giới thiệu cuốn sách mà em yêu thích và tổ chức đọc sách tập trung cho học sinh trong toàn trường. Hằng năm, nhà trường đều tổ chức Ngày hội đọc sách với nhiều nội dung phong phú, thu hút đông đảo các em tham gia.

Cô giáo Bùi Thị Kim Thoa - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú, Trung học cơ sở huyện Yên Bình cho biết: Qua việc tiếp cận các kiến thức mới tại thư viện, những năm qua, nhiều học sinh trong trường đã đạt thành tích cao trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Cụ thể như, năm học 2022 – 2023, nhà trường có học sinh tham gia tại bốn môn thi là Lịch Sử, Tin, Sinh học và Địa lý, trong đó đã đạt 22 giải với 4 giải Nhì, 9 giải Ba, 9 giải khuyến khích. Thành tích học tập của các em cũng ngày càng đi lên với 100% có học lực đạt, không có học sinh lưu ban, chất lượng giáo dục được nâng cao rõ rệt.

Việc lan tỏa văn hóa đọc của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú, Trung học cơ sở huyện Yên Bình cho học sinh dân tộc thiểu số ngày một hiệu quả. Thói quen đọc sách hằng ngày của các em là tiền đề quan trọng để nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người, góp phần xây dựng đời sống văn hóa xã hội lành mạnh, văn minh.

Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...