Lịch sử hình thành ít ai biết tới của những đồ dùng ăn uống

Dĩa, thìa, đũa… chúng đến từ đâu, ai phát minh ra và quan trọng hơn chúng đã phục vụ con người qua hàng thế kỉ. Hãy cùng nhìn lại những đồ vật giúp con người phục vụ trong những bữa ăn.
Lịch sử hình thành ít ai biết tới của những đồ dùng ăn uống

Thông thường, mọi đồ vật xung quanh chúng ta đều có một nguồn gốc rõ ràng nhưng chúng ta hầu như không bao giờ để ý đến. Dụng cụ đồ ăn cũng không nằm ngoài lịch sử đầy thú vị đó.

Dĩa, thìa, đũa… chúng đến từ đâu, ai phát minh ra và quan trọng hơn chúng đã phục vụ con người qua hàng thế kỉ. Hãy cùng nhìn lại những đồ vật giúp con người phục vụ trong những bữa ăn.

Đũa

Đũa rễ là đũa cô xưa xuất hiện từ triều đại nhà Thương (1766-1122 TCN). Ban đầu những chiếc đũa được làm bằng đồng và được thiết kế như một dụng cụ nấu ăn để giúp tay đỡ bỏng và gắp đồ ăn ra khỏi nước sôi. Đôi đũa lâu đời nhất được tìm thấy trong đống đổ nát của nhà Thương vào khoảng năm 1200 TCN.

Lịch sử hình thành ít ai biết tới của những đồ dùng ăn uống ảnh 1

Những đôi đũa đầu tiên được sử dụng làm dụng cụ ăn uống là khoảng 400 TCN vào đời nhà Hán, khi Trung Quốc vừa trải qua một cuộc bùng nổ dân số, cạn kiệt lương thực và nhiên liệu. Các phần ăn dần trở nên eo ẹp nên sự xuất hiện của chiếc đũa giúp việc “chia phần” trở nên chính xác hơn rất nhiều.

Lịch sử hình thành ít ai biết tới của những đồ dùng ăn uống ảnh 2

Sau đó, những đôi đũa bắt đầu được sử dụng phổ biến ở khắp các nước châu Á. Ở Trung Quốc, đũa thường được làm dày, tròn và đầu tù hơn. Ở Nhật, những đôi đũa thường ngắn, đầu trên to và dưới nhỏ dần, đầu gắp nhọn. Trong khi ở Hàn Quốc, những đôi đũa lại được làm bằng kim loại, trái ngược với đũa tre ở Trung Quốc và Nhật.

Thìa

Ngoài dao thì thìa được các tín đồ nấu nướng sử dụng nhiều thứ hai. Chúng có hình dạng chiếc tay thu nhỏ của con người để nêm nếm thực phẩm.

Lịch sử hình thành ít ai biết tới của những đồ dùng ăn uống ảnh 3

Nguồn gốc chính xác của chiếc thìa hiện nay vẫn chưa được rõ ràng, mặc dù các nhà khảo cổ tìm thấy những chiếc thìa thô sơ trong hóa thạch của người Neanderthal cổ vào khoảng 1000 năm TCN. Những chiếc thìa sau này được trang trí rất công phu, làm từ ngà voi hoặc đá phiến và được sử dụng trong các nghi lễ.

Trong thời kỳ Tudor của nước Anh, thìa đã trở thành một món quà lễ phổ biến cho những người giàu có. Hầu hết phần cán thìa được trang trí hoa văn tỉ mỉ nhưng về sau này những thiết kế thìa hướng tới tiện dụng nên có cải tiến bằng việc mở rộng đuôi thìa để phục vụ mục đích sử dụng của con người.

Dĩa

Lịch sử hình thành ít ai biết tới của những đồ dùng ăn uống ảnh 4

Giống như đũa, dĩa có nguồn gốc là dụng cụ nấu ăn, được sử dụng để lật là lấy thịt từ chảo trên bàn nướng ở La Mã cổ đại, Hy Lạp và Ai Cập. Mặc dù những chiếc dĩa 3 chân được sử dụng trng nhà bếp, thìa và dao trên bàn ăn nhưng tới thế kỷ thứ 8 và 9, phiên bản của những chiếc dĩa nhỏ được sử dụng như một công cụ ăn uống ở Ba Tư.

Những chiếc dĩa đầu tiên có hai ngạnh lớn, tương đối nặng và cồng kềnh. Giống như thìa, những chiếc dĩa được trang trí công phu và tới thế kỉ 16, nhiều người giàu đã mang theo bộ thìa, dĩa của mình khi tham gia các buổi tiệc để chứng tỏ sự xa hoa.

Tuệ Linh

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).