Thảm họa gây ra bởi các mối nguy hiểm tự nhiên và công nghệ đã và đang ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm trên toàn thế giới. Phần lớn tác động của chúng có thể được giảm bớt thông qua các biện pháp và kế hoạch chủ động. Ngày quốc tế giảm nhẹ thiên tai được tổ chức hàng năm vào ngày 13 tháng 10, như một phương tiện để thúc đẩy văn hóa toàn cầu về giảm nhẹ thiên tai, trong đó có giảm thiểu và phòng ngừa, kêu gọi sự tham của các cá nhân và cộng đồng vào nhiệm vụ giảm nhẹ thiên tai toàn cầu. UNESCO đang tham gia vào sự thay đổi khái niệm, từ việc phản ứng và khắc phục sau thảm họa hướng tới hành động trước thảm họa để phòng và ngăn chặn , giúp các quốc gia xây dựng năng lực của mình trong việc quản lý rủi ro thiên tai và khí hậu.
Chủ đề của năm 2019 là: "Giảm thiểu bền vững các thiệt hại do thiên tai gây ra cho cơ sở hạ tầng quan trọng và làm gián đoạn các dịch vụ cơ bản, trong đó có các cơ sở y tế và giáo dục, bao gồm việc tang cường khả năng phục hồi cho đến năm 2030".
Nhiều thảm họa có thể tránh hoặc phòng ngừa nếu có cách tiếp cận thông tin rủi ro đối với việc xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng quan trọng, nhằm đảm bảo tránh được rủi ro mới và cơ sở hạ tầng quan trọng tiếp tục hoạt động trong và sau thảm họa . Dữ liệu về số người chết được ghi nhận ở mức cao, nhất là trong các trận động đất và sóng thần. Vậy nên, điều quan trọng là phải hết sức cẩn thận, đảm bảo rằng các trường học và bệnh viện được xây dựng chắc chắn để tồn tại qua thảm họa, bằng cách đảm bảo rằng các quy định về quy hoạch và quy tắc phù hợp với địa điểm và an toàn xây dựng được thi hành.
THÔNG ĐIỆP TỪ TỔNG GIÁM ĐỐC UNESCO
"Giảm thiểu sự tàn phá do thiên tai gây ra là vấn đề toàn cầu quyết định tương lai, không chỉ của nền kinh tế và di sản môi trường, mà cả nhân loại. Chúng ta hãy tham gia vào cuộc chiến này - không còn thời gian để lãng phí" - bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO.