Lời bài hát Việt: "Anh chưa có cơ hội bỏ em vào nồi"

Nhạc "rác" với ca từ gây sốc là vấn đề được đề cập nhiều tại cuộc hội thảo bàn sâu về đạo đức xã hội trong văn học, nghệ thuật diễn ra tại TP.HCM từ ngày 11 đến 12/11.
Lời bài hát Việt: "Anh chưa có cơ hội bỏ em vào nồi"

Công chúng yêu nhạc phải căng tai để nghe: "Anh có một sở thích kỳ lạ là ăn thịt thỏ. Nhưng mà anh chưa có cơ hội bỏ em vào nồi" (ca khúc Con thỏ chiên bánh) hoặc như "Con trai bây giờ í hả, 100 đứa thì 99 đứa không đàng hoàng, còn một đứa không đàng hoàng là gay, a ha!" (Con gái thời nay)...

Khi sướt mướt não nề, khi gào thét vô vọng

Đó là nhận xét của PGS.TS Trần Luân Kim trong bài tham luận của ông, đề cập đến vấn đề đạo đức ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Ông cho sự lên ngôi của âm nhạc nghe trên mạng, lan truyền đến sàn diễn đã khuynh đảo thị trường âm nhạc, vốn đang trong tình trạng buông lỏng quản lý. Dòng nhạc trẻ này cuộn chảy sôi nổi, năng động với không ít sáng kiến mới mẻ, đa dạng, hòa chung với những thứ lộn xộn, rối rắm, dẫn đến hiện tượng mất phương hướng.

Lời bài hát Việt: "Anh chưa có cơ hội bỏ em vào nồi" - anh 1

Một ca khúc tục tĩu lan truyền trên mạng và bị dư luận phản ứng gần đây.

Theo ông, với sự ra đời non vội, thiếu suy tư nghiêm túc, lại rơi vào vòng xoáy của thị trường tự do, dòng nhạc mới mẻ này bị thương tổn nặng nề bởi hàng loạt ca từ rác rưởi, ngôn từ vỉa hè sáo rỗng, tùy tiện, lủng củng. Có khi tục tĩu gây sốc, có khi lại sướt mướt não nề, gào thét vô vọng.

Cùng chung nhận định, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, chủ tịch Hội nhạc sĩ VN cho rằng sự luống cuống của dòng nhạc tuổi "teen", sự ra đời của nhạc chế, tất yếu dẫn đến nhạc rác. Chúng đã phần nào ảnh hưởng đến nhân cách, đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ. Thử điểm tên một vài ca khúc như Người đàn ông tham lam, Cô ấy chọn anh không chọn tôi, Đàn ông là thế...cho thấy sự bế tắc về đề tài và nghệ thuật của khuynh hướng này.

Âm nhạc trên sân khấu do truyền hình dàn dựng cũng gây nhiều ý kiến bi quan cho những người tham gia hội thảo, vốn cũng đang làm công tác quản lý, phê bình lý luận hay sáng tạo. TS nhạc sĩ Nguyễn Thị Minh Châu cảnh báo lối "đào tạo tắt", hứa hẹn giải thưởng như một dạng chứng chỉ vào nghề ở nhiều chương trình đã làm dấy lên phong trào ăn xổi, chạy đua, nhái hàng (nhái nhạc, nhái giọng, nhái hình thức, nhái phong cách) và sính ngoại (hát và sáng tác bằng tiếng Anh, hoặc chơi món "xôi đỗ" cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt).

Từ lệch chuẩn tới...loạn chuẩn

Theo bà Châu, tình hình trên cộng thêm sự lộn xộn trên các diễn đàn mạng và truyền thông đã khiến những yếu tố "ngoài âm nhạc", thậm chí phản âm nhạc lên vị trí thống trị, không còn chỗ cho những chương trình nghiêm túc.Tất cả đang góp phần không nhỏ vào tình trạng lệch chuẩn và loạn chuẩn các giá trị âm nhạc, cũng như nhân cách nghệ sĩ lẫn công chúng.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cũng nêu cảnh báo sự xuất hiện của xu hướng thương mại hóa cùng những biểu hiện bắt chước, lai căng...trên nhiều phương diện, làm méo mó giá trị đích thực của nghệ thuật, khiến công chúng đi chệch hướng thẩm mỹ, cũng như không động viên, khuyến khích được những nghệ sĩ tâm huyết và gắn bó với giá trị sáng tạo chân chính.

Lời bài hát Việt: "Anh chưa có cơ hội bỏ em vào nồi" - anh 2
Các sân khấu âm nhạc trên truyền hình gần đây bị cho là lạm dụng trẻ em khi bắt các em nhảy, hát những bài cho người lớn xem và bình xét.

"Sự tự do tùy tiện, cùng trình độ nhận thức non kém, đã đẻ ra những sản phẩm âm nhạc gây hại mỹ cảm, hủy hoại đạo đức, thuần phong mỹ tục khó lường" PGS.TS Trần Luân Kim nhận xét. Ông đề xuất cần tạo ra cơ chế để văn nghệ sĩ được tự do sáng tạo, có cơ hội sáng tác thể nghiệm, nhưng đồng thời cũng cần làm rõ đâu là trách nhiệm hỗ trợ và định hướng của Nhà nước, và đâu là bổn phận của văn nghệ sĩ đối với cộng đồng.

Từ góc độ của một người làm nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Thị Minh Châu kêu gọi sự nhìn thẳng vào góc nhỏ không mấy ngọt ngào của đời sống thực. "Vậy thì hãy thay đổi từ chính mình. Mọi lời hay ý đẹp hô hào cho môi trường sạch đẹp quanh ta chẳng nghĩa lý gì nếu như mỗi người vẫn tiếp tục xả rác, và không thực tâm cố gắng tự điều chỉnh bản thân mình", bà phát biểu.

>>> Xem thêm:

1. Khẳng định không đạo nhạc, Sơn Tùng M-TP muốn về quê nghỉ ngơi

2. Cận cảnh vẻ quyến rũ chết người của David Beckham khi đi dự tiệc tại Hà Nội

3. Kenny Sang: Xét một cách toàn diện, tôi lịch lãm ngang ngửa David Beckham

Ảnh minh họa
Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.
Ảnh minh họa
Thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 từ ngày 2/5
(Ngày Nay) - Từ ngày mai (2/5), các thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Thí sinh tự do đăng ký thi bằng hình thức trực tiếp tại các đơn vị do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Thời gian đăng ký dự thi đến 17 giờ ngày 10/5/2024.
Ảnh minh họa
Các cơ sở y tế khám, cấp cứu gần 964.700 bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
(Ngày Nay) - Chiều 1/5, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, 63 Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế ngành trên toàn quốc trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ ngày 27/4 đến ngày 1/5), tổng số bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh là 251.089 người.
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ. Ảnh: Marko Rupena / Shutterstock.com
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ
(Ngày Nay) - Kỹ thuật số đóng vai trò then chốt trong việc giảng dạy xóa mù chữ trong thời đại mới. Tuy nhiên, nhiều giáo viên còn gặp hạn chế trong ứng dụng công nghệ vào bài giảng. Do vậy, việc triển khai các chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện từng địa phương là vô cùng cấp thiết.
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
(Ngày Nay) -  Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.