‘Loving’: Câu chuyện tình yêu thay đổi lịch sử nước Mỹ

Bộ phim “Loving” dựa trên câu chuyện có thật về một đôi vợ chồng son tại nước Mỹ vào cuối thập niên 1950. Họ bị đuổi khỏi quê hương chỉ vì mang hai màu da khác biệt.
Loving chú trọng vào tính nhân văn, tập trung khắc họa tình yêu thương giữa hai vợ chồng, song song với cuộc đấu tranh đòi lại công lý.
Loving chú trọng vào tính nhân văn, tập trung khắc họa tình yêu thương giữa hai vợ chồng, song song với cuộc đấu tranh đòi lại công lý.

Năm 1958 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời đôi tình nhân trẻ Richard Loving (Joel Edgerton) và Mildred Jeter (Ruth Negga) khi họ quyết định tiến đến hôn nhân. Đó cũng là lúc cô gái đang mang thai đứa con đầu lòng của hai người.

Sinh ra và lớn lên ở vùng đồng quê yên bình thuộc bang Virginia, nước Mỹ, được bạn bè, gia đình ủng hộ và động viên, tưởng như chẳng gì có thể ngăn cản anh chàng thợ xây 25 tuổi Richard gây dựng tổ ấm với cô gái của cuộc đời mình. Chỉ có một rắc rối duy nhất: Richard là người da trắng, còn Mildred là người da màu.

Cách thủ đô của mảnh đất tự do chỉ chưa đầy 200 km, nhưng bang Virginia - thành lũy năm xưa của phe Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ - vẫn duy trì đạo luật cấm người da trắng kết hôn với người da màu.

Tin rằng đạo luật lỗi thời từ năm 1924 chỉ là “trở ngại nhỏ”, Richard và Mildred lái xe lên thủ đô Washington, D.C. để làm lễ kết hôn, rồi quay lại vùng quê xanh ngắt của Virginia với mảnh giấy giá thú được lồng trang trọng trong khung kính.

Nhưng ở cái nơi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn được coi là “ý Chúa” như Virginia, tấm giấy giá thú đó rốt cuộc chỉ là tờ giấy lộn. Vợ chồng nhà Loving lập tức bị bắt giữ giữa đêm khuya vì tội “phá hoại sự bình yên và phẩm giá của Virginia”. Rồi họ bị tống vào tù, bất chấp Mildred đang bụng mang dạ chửa.

Để tránh cảnh tù tội và tiếp tục được sống bên nhau, Richard và Mildred buộc phải “nhận tội” trước tòa án và nhận hình phạt cấm trở lại quê hương trong vòng 25 năm. Không còn lựa chọn nào khác, hai vợ chồng buộc phải chuyển tới đô thành Washington, D.C. với tâm trạng nặng trĩu, cùng nỗi nhớ những đồng cỏ xanh, những cánh đồng bông, những trang trại thơ mộng nơi quê nhà.

‘Loving’: Câu chuyện tình yêu thay đổi lịch sử nước Mỹ ảnh 1Loving dựa trên câu chuyện có thật về đôi vợ chồng Richard và Mildred Loving. Chỉ vì mang màu da khác biệt, họ bị cấm trở lại quê hương trong vòng 25 năm.

Như nhánh cây chẳng thể sống thiếu đất, gia cảnh êm ấm ở thủ đô không thể khiến Mildred Loving yên lòng. Dẫu thấp cổ bé họng, cô quyết tâm đứng lên phản kháng quyết định bất công của tòa án Virginia, để giành lại quyền được sống ở quê hương.

Niềm tin mà nước Mỹ đang cần tới

Loving là tác phẩm mới nhất của đạo diễn 37 tuổi Jeff Nichols - người chỉ trong 5 năm đã cho ra đời hàng loạt các tác phẩm đáng chú ý như Take Shelter (2011), Mud (2012) hay mới nhất là Midnight Special (2016).

Cùng lấy bối cảnh chính là vùng đồng quê đậm chất thiên nhiên của nước Mỹ, các tác phẩm của Nichols luôn thấm đẫm tính nhân văn, tập trung mô tả vẻ đẹp tâm hồn và xung đột nội tâm của những người dân thuộc tầng lớp lao động trong xã hội.

Không nằm ngoài khuôn khổ ấy, nhưng Loving có lẽ là bộ phim mang tinh thần nhập thế hơn cả, bởi tác phẩm đề cập đến đề tài nóng bỏng nhất của nước Mỹ lúc này: nạn phân biệt chủng tộc.

Với những người không am hiểu lịch sử nước Mỹ, họ khó có thể tưởng tượng rằng tới giữa thế kỷ XX, ở một nơi được coi là ngoại vi thủ đô của cường quốc số một thế giới, nam nữ chẳng thể đến với nhau chỉ vì khác biệt màu da.

Phải chờ đến khi lời oán thán đơn giản nhưng xuất phát từ sâu thẳm tâm can của Richard Loving, “Tôi yêu vợ tôi, và thật bất công khi tôi không được sống cùng cô ấy ở Virginia”, được Tòa án Tối cao nước Mỹ xem xét năm 1964, tình trạng ấy mới được chính thức xóa bỏ.

Lấy bối cảnh là một trong những thời khắc quan trọng nhất của cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người da màu tại nước Mỹ thế kỷ XX, nhưng trung thành với cái tên Loving, bộ phim mới nhất của Jeff Nichols chủ yếu tập trung khắc họa tình yêu thương mà Richard và Mildred dành cho nhau, và dành cho quê hương xứ sở, dành cho những giá trị tự do, thay vì những xung đột sắc tộc, thậm chí là bạo lực, chết chóc.

Kịch bản chú trọng tính nhân văn, đặt nặng tình yêu thương giữa người với người giúp Loving tạo ra nét khác biệt so với nhiều bộ phim Hollywood mang cùng đề tài trong những năm gần đây như 12 Years a Slave (2013) hay Selma (2014), đồng thời thêm một lần nữa chứng tỏ tài năng của Jeff Nichols trong việc truyền tải vẻ đẹp nội tâm nhân vật đến cho khán giả.

Quan trọng hơn, chất nhân văn thấm đẫm của Loving còn giúp Jeff Nichols nói lên thông điệp tích cực về niềm tin vào công lý, vào sức mạnh của lý trí, vào phương thức đấu tranh bất bạo động. Đó có lẽ là thứ niềm tin mà người dân Mỹ đang rất cần ở thời điểm hiện tại.

Bám sát câu chuyện ngoài đời thực

Trong thành công của Loving, bên cạnh bàn tay của đạo diễn Jeff Nichols, không thể không nhắc tới tài năng diễn xuất và sự ăn ý giữa Joel Edgerton với Ruth Negga.

Nếu như tài tử người Australia đã sở hữu vị trí nhất định tại Hollywood với hàng loạt vai diễn gai góc trong Animal Kingdom (2010), Zero Dark Thirty (2012), hay Black Mass (2015), thì nữ diễn viên người Ireland gốc Ethiopia thực sự là một bất ngờ. Ruth Negga thể hiện xuất sắc hình ảnh Mildred Loving đẹp đẽ với tâm hồn phản kháng rực lửa.

Một bên là Richard thô mộc, kiệm lời, nhưng đặc biệt nhạy cảm, một bên là Mildred mong manh, dịu dàng, nhưng không kém phần dứt khoát, Edgerton và Negga là hai mảnh ghép hoàn hảo cho bức tranh “yêu thương” của Loving.

‘Loving’: Câu chuyện tình yêu thay đổi lịch sử nước Mỹ ảnh 2Nhập mô tả ảnhHình ảnh nhà Loving ở ngoài đời thực.

Khi so sánh những khung hình mô tả tình yêu ngập tràn mà Richard và Mildred dành cho nhau trong phim với bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Grey Villet thực hiện cho tạp chí Life vào năm 1966 ngoài đời thực, người xem chắc chắn sẽ cảm nhận thấy sự thành công của Edgerton và Negga trong việc tái hiện niềm yêu thương thông qua nụ cười, ánh mắt và cử chỉ của vợ chồng nhà Loving.

Bổ sung cho phần diễn xuất ăn ý của bộ đôi Edgerton - Negga là phần hình ảnh và nhạc phim mang đậm hơi thở thế kỷ XX. Thành công tương đối trọn vẹn về mặt nghệ thuật của Loving cho thấy khán giả hoàn toàn có thể hy vọng vào những tác phẩm xuất sắc trong tương lai của bộ tứ bao gồm: đạo diễn Jeff Nichols, dựng phim Julie Monroe, quay phim Adam Stone, và soạn nhạc David Wingo.

Tuy thuộc hàng xuất sắc trong dòng đề tài khó nhằn là nạn phân biệt chủng tộc tại nước Mỹ, nhưng Loving chưa hẳn là một tác phẩm hoàn hảo. Điểm yếu lớn nhất của bộ phim là nhịp phim chậm chạp, thiếu kịch tính, cao trào.

Việc trung thành với câu chuyện “người thật, việc thật” của Jeff Nichols là đáng trân trọng trong bối cảnh nhiều tác phẩm Hollywood thường xuyên cường điệu, thập chí là bóp méo, xuyên tạc sự thật để tạo dựng kịch tính, thu hút người xem. Nhưng khi có thời lượng lên tới 120 phút, Lovingthiếu đi nhiều điểm nhấn và khiến độ hấp dẫn chưa đủ xứng với tầm vóc lịch sử của cuộc đấu tranh đòi quyền được sống của gia đình Loving.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày Chánh án Tòa án Tối cao nước Mỹ Earl Warren trao lại quyền được sống trên quê hương Virginia cho Richard và Mildred Loving với phán quyết lịch sử: “Hôn nhân là một trong những quyền công dân cơ bản của con người, là quyền lợi cơ bản nhất cho sự tồn tại và sống còn của chúng ta”.

Nhưng mãi tới năm 2000, bang Alabama ở miền Nam mới chính thức loại bỏ luật phân biệt chủng tộc trong kết hôn. Và cho đến ngày hôm nay, người đồng giới tại xứ sở cờ hoa vẫn đang tiếp tục phải chiến đấu để giữ lấy quyền lợi vô cùng cơ bản ấy.

Trong bối cảnh đó, Loving là một tác phẩm xứng đáng để xem, để suy ngẫm, để trân trọng, khi phim không chỉ nhắc nhở khán giả về một thời khắc lịch sử trong cuộc đấu tranh bình quyền tại Mỹ, mà còn truyền đi thông điệp rằng chúng ta cần tiếp tục yêu thương lẫn nhau, và tiếp tục bảo vệ cái quyền cơ bản ấy cho tất cả mọi người trong xã hội.

Theo Zing
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.