Phim đồng tính dẫn đầu danh sách đề cử Tinh thần Độc lập

(Ngày Nay) -Trong ba năm gần nhất, Independent Spirit Awards từng tiên đoán tác phẩm sau đó thắng giải Oscar. Năm nay, dẫn đầu danh sách đề cử giải thưởng là “Moonlight” và “American Honey”.
Moonlight được ban tổ chức của Tinh thần Độc lập năm nay rất ưu ái khi nhận tổng cộng 6 đề cử. Ảnh: A24.
Moonlight được ban tổ chức của Tinh thần Độc lập năm nay rất ưu ái khi nhận tổng cộng 6 đề cử. Ảnh: A24.

Lần lượt 12 Years a Slave (2013), Birdman (2014) và Spotlight (2015) đều được Independent Spirit Awards (giải thưởng điện ảnh Tinh thần Độc lập) vinh danh, trước khi thắng giải Phim truyện xuất sắc của Oscar.

Trong tối 22/11, ban tổ chức Tinh thần Độc lập mới công bố danh sách đề cử tranh tài năm nay. Đáng chú ý nhất là Moonlight và American Honeyvới 6 đề cử. Xếp ngay sau là Manchester by the Sea với 5 đề cử. Cả ba đều có tên ở hạng mục Phim truyện xuất sắc.

Ngoài ra, hai phim còn lại có cơ hội được Tinh thần Độc lập vinh danh năm nay ở hạng mục quan trọng nhất là Jackie - phim tiểu sử về phu nhân của cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, và Chronic - phim xoay quanh một nam y tá tại trung tâm dưỡng bệnh của người già.

Tại các liên hoan phim diễn ra trong suốt mùa thu, Moonlight của đạo diễn Barry Jenkins được báo chí quốc tế đánh giá rất cao và hiện nhận điểm 8,7/10 trên IMDb. Phim là chuyện đời một thanh niên da màu đồng tính, từ lúc còn nhỏ cho tới khi trưởng thành và phải lăn lộn với cuộc sống khó nhọc ở vùng Miami, Mỹ.

Trong khi đó, American Honey là bộ phim hành trình, lấy trung tâm là Star (Sasha Lane) - cô gái tuổi teen bỏ nhà và theo chân một nhóm chuyên đi tìm khách hàng đặt tạp chí dài hạn ở miền Trung Tây nước Mỹ. Với độ dài 160 phút, đây là tác phẩm khai thác tâm lý tuổi trưởng thành ưa nổi loạn và nhiều rắc rối.

Phim đồng tính dẫn đầu danh sách đề cử Tinh thần Độc lập ảnh 1American Honey bắt đầu nổi lên từ Liên hoan phim Cannes hồi tháng 5 và là tác phẩm gai góc về tuổi trưởng thành. Ảnh: A24.

Tuy nhận tới 6 đề cử, nhưng Moonlight lại không mang về cơ hội tranh tài ở các hạng mục diễn xuất cho Mahershala Ali và Naomie Harris - những người đang được báo chí quốc tế đánh giá là “ngựa ô” trên đường đua Oscar.

Gây khó hiểu tương tự là trường hợp của Manchester by the Sea khi Kenneth Lonergan vắng mặt ở hạng mục Đạo diễn, dù ông được báo chí khen ngợi suốt từ tháng 1 - thời điểm bộ phim ra mắt trong khuôn khổ Liên hoan phim Sundance.

Những sự vắng mặt kể trên mở đường cho một tác phẩm khác là Loving.Bộ phim xoay quanh cuộc sống của một đôi vợ chồng mang hai màu da khác biệt trong thời kỳ nạn phân biệt chủng tộc lên cao ở nước Mỹ giúp đạo diễn Jeff Nichols cùng nữ ngôi sao Ruth Negga nhận đề cử.

Theo Zing
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.