Mâm cỗ ngày Tết: Cỗ cúng gia Tiên miền Bắc

Mâm cỗ ngày Tết cúng gia tiên thường có bánh chưng, dưa hành, các món xào món nấu, giò thủ giò lụa. Còn các món khác là gì?
Mâm cỗ ngày Tết: Cỗ cúng gia Tiên miền Bắc
Mâm cỗ ngày Tết: Cỗ cúng gia Tiên miền Bắc ảnh 1

Mâm cỗ Tết miền Bắc thường có 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Cỗ ngày xưa phải bày lên mâm gỗ hoặc mâm đồng, đi cùng với bát chiết yêu và đĩa cây mai. Chúng ta thử tìm hiểu mâm cỗ cúng gia tiên của người Hà Nội xưa và rút ra kinh nghiệm cho chính gia đình mình nhé.

1. Bánh chưng

Mâm cỗ ngày Tết: Cỗ cúng gia Tiên miền Bắc ảnh 2

Nhắc đến ngày Tết là nhắc đến bánh chưng, món ăn thể hiện sự kết tinh của đất trời, mang đến khát vọng cho một năm mới đầy đủ và sung túc. Để có được chiếc bánh chưng ngon đòi hỏi sự tinh tế, tỉ mỉ và khéo léo của người thực hiện. Sự kết hợp của vị thơm từ gạo, vị ngọt bùi của đổ kết hợp với vị béo của thịt mỡ, vị cay nhẹ của hạt tiêu sẽ mang đến những ngày Tết trọn vị.

2. Dưa hành

Mâm cỗ ngày Tết: Cỗ cúng gia Tiên miền Bắc ảnh 3

Dưa hành là một món ăn truyền thống, dân dã và bình dị trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc và cũng là món đi vào ca dao tục ngữ Việt Nam. Có lẽ cũng vì thế mà một mâm cơm cúng ngày Tết cũng không thể thiếu món ăn giản dị này.

3. Thịt đông

Mâm cỗ ngày Tết: Cỗ cúng gia Tiên miền Bắc ảnh 4

Thịt đông là món ăn đặc trưng cho khí hậu của miền Bắc nên trong mâm cơm cúng của người miền Bắc luôn có món ăn lạ miệng này.

4. Nem rán

Đây là món ăn mang lại cho mọi người sự ấm áp, no đủ. Màu vàng của lớp vỏ nem tượng trưng cho tài lộc và thành đạt nên nem rán là món ăn độc đáo không thể thiếu được trong ngày Tết của người miền Bắc.

5. Thịt gà luộc

Mâm cỗ ngày Tết: Cỗ cúng gia Tiên miền Bắc ảnh 5

Có lẽ đây là món ăn “thường trực” trong mâm cỗ ngày Tết hay mâm cỗ cúng thông thường. Vị ngọt thơm của thịt gà ăn kèm lá chanh, chấm gia vị chanh ớt luôn tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.

6. Khoanh giò

Khi nhắc đến mâm cỗ cổ truyền ngày Tết của người miền Bắc, chúng ta không thể không nhắc đến món giò. Đó có thể là giò nạc, giò thủ,… tùy theo sở thích của từng gia đình.

7. Canh măng khô hoặc canh bóng thả

Mâm cỗ ngày Tết: Cỗ cúng gia Tiên miền Bắc ảnh 6

Để có được một bát canh măng ngon, măng khô thường được ngâm trước Tết, sau đó luộc qua nhiều nước và nấu chung với móng giò. Bát canh măng nóng hổi, thơm lừng, béo ngậy luôn giữ một vị trí đặc biệt trong mâm cỗ ngày Tết.

Hoặc chúng ta có thể thay canh măng khô bằng canh bóng thả, một món ăn cổ truyền của người Việt. Miếng bóng vàng, cái thơm đặc trưng của nấm hương, độ cong quyến rũ của tôm và nổi bật của rau củ khiến bát canh hấp dẫn nhưng cũng mang đến ý nghĩa no đủ cho một năm sung túc.

8. Xào thập cẩm

Mâm cỗ ngày Tết: Cỗ cúng gia Tiên miền Bắc ảnh 7

xào thập cẩm là một trong các đĩa thắp hương quan trọng trong mâm cỗ Tết truyền thống của Hà nội xưa. Các bà, các mẹ vẫn luôn thích những món cổ truyền, bởi nó không chỉ mang lại sắc màu cho mâm cỗ mà còn phát lộc, phát tài, ấm no, hạnh phúc.

9. Xôi gấc hoặc đỗ xanh

Xôi gấc đỏ mang lại may mắn cho cả gia đình, xôi đỗ xanh có ý nghĩa no đủ. Đây là hai loại xôi thường có trên mâm cỗ ngày Tết và cũng là món ăn mang tin hỷ đối với người xưa.

An Mai

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.