Cước chân, tay là chứng bệnh ngoài da tổn thương tính cục bộ rất dễ gặp. Tổn thương thường phát sinh ở vành tai, tay, chân và chót mũi v.v... Cục bộ phát đỏ, tím, sưng, ngứa đau, có khi nổi lên mụn nước, lở loét, kết vảy. Nếu không có nhiễm trùng, trời ấm áp sẽ tự khỏi, nhưng mùa Đông năm sau lại dễ tái phát.
Nguyên nhân gây bệnh cước
Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh cước là do khí độc ở ngoài xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Các loại khí độc này là hàn (lạnh) và thấp (ẩm ướt) khí. Bệnh nhân sống ở vùng ẩm ướt, hay tiếp xúc với nước lạnh (đồng ruộng, chế biến thực phẩm đông lạnh mà không dùng găng, ủng), khí hậu lạnh lẽo, hay đi chân đất, nằm ngồi hoặc ngủ dưới đất lâu ngày hàn và thấp khí xâm nhập vào da thịt, gân mạch mà sinh bệnh. Vào mùa mưa hoặc mùa lạnh thì bệnh thường phát nặng hơn.
Một số biện pháp điều trị cước
Giữ ấm cơ thể
Giữ ấm cho chân, tay tránh tình trạng để chân tay không có đồ bảo hộ ra giữa trời giá rét. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp chân tay với nước lạnh và các hóa chất tẩy rửa. Đối với nông dân bắt bộc phải đi làm đồng cần có đồ bảo hộ như găng tay, ủng chân.
Tránh ngồi lâu hoặc không vận động
Tránh cơ thể bất động thời gian lâu, như ngồi lâu, đứng lâu, phải hoạt động thích hợp để xúc tiến tuần hoàn máu, giảm bớt phát sinh bệnh cước.
Ngâm chân bằng nước ấm
Hàng ngày trước khi đi ngủ, ngâm chân vào nước nóng ấm với muối khoảng 15-30 phút (có thể hòa nước với gừng giã nhỏ rồi ngâm) để giúp máu lưu thông.
Không nên gãi
Khi bị cước bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khi ấy bạn không nên gãy vì càng gãi bạn sẽ càng thấy ngứa và lúc đó da sẽ bị tổn thương dễ gây viêm nhiễm. Trong trường hợp này chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng để tranh nguy cơ bị trầy xa, xước da.
Gừng tươi
Gừng tươi 3 lát, kê huyết đằng 8g, u chặc chìu 8g, nam hoàng bá 10g, bing lang (hạt cau) 6g, phòng kỷ 6g, tử tô (hạt tía tô) 8g, rễ cỏ xước 10g, ý dĩ mễ (ý dĩ sống) 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 8g, thổ phục linh 20g. Uống 2 ngày 1 thang, uống 3-5 thang.
Kinh giới
Cành kinh giới, cành tía tô 10g, hành khô 2 củ, thổ phục linh 20g, dây đau xương 15g, ý dĩ sống 20g, thiên niên kiện 10g, vỏ vối rừng 15g, vỏ quýt 10g, cỏ xước 10g, rễ cây xấu hổ 10g, kê huyết đằng 15g. Uống 2 ngày/thang, sắc lại 2-3 lần/thang.
Cần lưu ý, nếu tình trạng cước tay chân của bạn không có dấu hiệu thuyên giảm bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và có hướng điều trị tích cực, kịp thời.
Xem thêm:
Những dấu hiệu trên khuôn mặt tiết lộ bệnh tật không nên coi thường
6 lý do bạn không nên ăn nhiều bánh mỳ
Hiểm họa khôn lường khi dùng tăm bông ngoáy tai