Không nên đổ trực tiếp nước rửa lên chén đĩa
Nếu bạn nghĩ chén đĩa bị dơ và đổ trực tiếp lên chỗ bị dơ sẽ làm chén đĩa sạch hơn thì đó là quan niệm sai lầm nhé. Nếu đổ nước rửa trực tiếp lên chén đĩa thì khả năng dư lượng nước rửa trên chén đĩa là rất cao. Bạn khó mà rửa sạch chúng một cách hoàn toàn, lượng hóa chất dư thừa sẽ dính vào thức ăn gây độc cho người sử dụng.
Cách sử dụng nước rửa chén bát sạch và không hại sức khỏe đó là nên pha loãng nước rửa chén đĩa ra cùng với nước sạch sau đó rửa nhẹ nhàng trên chén đĩa và nhúng luôn vào chậu nước sạch ngay sau khi rửa xong. Lần cuối cùng xả nhanh dưới vòi nước chảy, đó là cách an toàn nhất mà chúng ta nên làm để không bị độc hại do nước rửa chén chưa sạch.
Không ngâm các loại đồ dùng trong nước rửa chén
Đối với các loại đũa tre, gỗ, muỗng gỗ…chúng ta tuyệt đối không nên ngâm chúng trong nước rửa chén đĩa quá lâu. Nên rửa luôn và tráng với nước sạch ngay sau khi rửa để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chú ý nên rửa chén đĩa với nước sạch nhiều lần để đảm bảo không còn dính lượng nước rửa chén dư thừa gây độc hại.
Sau khi rửa, chỉ tráng qua loa
Một số bà nội trợ bận rộn thường viện lý do “không có thời gian” nên khi rửa chén thường chỉ tráng qua loa sao cho nhìn thấy không còn bọt chất tẩy rửa là được.
Tuy nhiên bạn không biết rằng bằng cảm quan chúng ta khó có thể nhận thấy các hóa chất vẫn còn bám trên bề mặt chén đĩa nếu chỉ được tráng sơ qua.
Do đó, để làm sạch các chất này chẳng còn cách nào khác là bạn phài tráng cho thật kỹ, từ 2 đến 3 lần trong chậu nước sạch sau khi rửa.
Lấy quá nhiều nước rửa chén cho một lần sử dụng
Đôi khi thấy chén dĩa quá dơ, bà nội trợ sợ rửa không sạch nên dùng một lượng lớn nước rửa chén để pha vào nước với nồng độ đậm đặc. Theo các nhà nghiên cứu, đúng là lượng nước tẩy rửa nhiều sẽ gia tăng hiệu quả làm sạch.
Tuy nhiên, “tác dụng phụ” của nó là rất khó rửa sạch hết hóa chất, những chất còn sót lại sẽ thôi ra thức ăn khi dụng cụ đó được tái sử dụng.
Dùng xà phòng/bột giặt để rửa chén
Hầu hết thành phần chất hóa học được sử dụng trong xà phòng đều mang độc tính nhiều hơn nước rửa chén, thậm chí còn có một số hóa chất gây ung thư.
Khi dùng bột giặt để rửa dụng cụ đựng thức ăn, các hóa chất có thể sót lại trong quá trình rửa và tráng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra bệnh viêm gan, dạ dày, túi mật, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể…
Mua nước rửa chén trôi nổi không rõ nguồn gốc
Nhìn chung tất cả sản phẩm tẩy rửa đều có hóa chất độc hại nhưng nếu so ra thì các sản phẩm tẩy rửa trôi nổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc cho con người hơn.
Lý do là các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc, không được kiểm định chất lượng nên có thể chứa chất độc hại không được phép sử dụng.
Hơn nữa do được pha chế tùy tiện nên trong quá trình “cộng gộp” các chất với nhau có thể dẫn đến nhiều phản ứng hóa học phát sinh các độc tố khác.
Nhiều người nghĩ rằng tác hại của hóa chất chỉ khiến da tay khô ráp hơn. Song một số nghiên cứu lâm sàng còn cho thấy, các chất độc hại trong dung dịch tẩy rửa có thể thẩm thấu qua da, xâm nhập vào cơ thế qua đường tiêu hóa, hô hấp.
Hệ quả là làm da mỏng đi, nếu tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến ung thư da và một số bệnh nguy hiểm khác. Do đó các nhà khoa học khuyến cáo, tốt nhất nên sử dụng các dung dịch tẩy rửa có nguồn gốc tự nhiên hoặc tẩy rửa ở nhiệt độ cao, vừa tăng hiệu quả làm sạch vừa an toàn cho sức khỏe con người.
Rửa bát và những cách bạn cần biết
Rửa bát không đúng phương pháp có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn và người thân
Một số mẹo nhỏ giúp rửa bát sạch và an toàn cho sức khỏe
– Hộp đựng thức ăn bằng nhựa, xoong, nồi… bị dính dầu mỡ, chỉ cần bạn ngâm qua nước nóng có pha ít muối và rửa sạch lại bằng nước rửa chén. Không chỉ làm sạch vết dầu mỡ, rửa các hộp nhựa bằng nước nóng còn giúp làm mất mùi thức ăn bám vào đó.
– Với những loại chén, bát bằng nhựa luôn có một lớp dầu mỡ mà bạn sẽ không thể rửa sạch bằng nước lạnh. Cách tốt nhất là ngâm qua nước nóng, rửa sạch bằng nước rửa chén và tráng lại bằng nước nóng. Cách này không chỉ làm sạch chén, bát mà còn giúp chén, bát nhanh khô, không bị ẩm.
– Các vật dụng bằng tre, gỗ như đũa, thìa, thớt… khi bị dính dầu mỡ vừa khó rửa, vừa dễ bị ẩm, mốc. Hãy ngâm các vật dụng này bằng nước nóng vừa giúp khử trùng vừa đỡ mất thời gian chà rửa. Khi các vật dụng này bị mốc, bạn hãy nấu nước nóng, cho chúng vào ngâm, làm như vậy khoảng hai, ba lần các vết mốc sẽ không còn.
– Các loại ly, tách bằng thủy tinh sau một thời gian sử dụng thường có những vết ố vàng rất khó tẩy rửa. Ngâm ly, tách vào hỗn hợp nước nóng có pha giấm hoặc chanh, rửa sạch bằng nước rửa chén, các vết ố sẽ không còn, ly, tách lại trở nên sáng bóng.
– Bếp gas, bếp điện bị dính dầu, mỡ… hãy ngắt gas hoặc rút phích cắm điện trước khi lau chùi. Hòa lẫn một lượng dung dịch ammoniac và nước nóng tương đương nhau và ngâm tất cả những bộ phận trên bề mặt bếp vào hỗn hợp này trong vòng 2 giờ.
Chọn loại dung dịch tẩy rửa có chất lượng tốt, xịt chúng lên bề mặt của bếp và những khu vực xung quanh rồi để yên trong vòng vài phút. Nếu sử dụng bếp điện, cần tránh xịt dung dịch tẩy rửa lên những bộ phận có liên quan đến điện.
– Sau khoảng 10 phút, dùng miếng bọt biển nhúng vào xô nước nóng pha xà phòng và lau toàn bộ bếp. Lặp lại qui trình này bằng cách rửa sạch miếng bọt biển cẩn thận.
Quá trình lau chùi sẽ lấy đi hết lượng dung dịch tẩy rửa sót lại và cả những vết thức ăn thừa còn bám trên bề mặt của bếp và khu vực xung quanh. Sau khi đã chùi sạch bếp lò, dùng khăn lau lại để bếp khô hoàn toàn.
Nha Trang