Nga sẽ tính toán chiến lược của mình thế nào khi Mỹ rút khỏi Syria?

Theo các nhà quan sát, dù Mỹ có rút khỏi Syria hay không, các chính sách ngoại giao của Nga sẽ không thay đổi nhiều. Nga sẽ tiếp tục theo đuổi và hiện thực hóa các sáng kiến riêng của mình từ năm 2018 và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình địa chính trị thực tế.
Tổng thống Nga Putin (giữa) tại Hội nghị G20
Tổng thống Nga Putin (giữa) tại Hội nghị G20

Quyết định của Tổng thống Donald Trump rút quân đội Mỹ khỏi Syria hồi tháng 12/2018 là một bất ngờ đối với Nga. Nếu Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố chiến thắng và rút khỏi Syria nhưng lại chưa làm như vậy, giới chức Nga sẽ hiểu được quyết định của Mỹ là điều dễ hiểu. Và dù nếu quyết định đó là thật, nhiều người ở Nga vẫn tin rằng Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Syria thông qua các chiến dịch của CIA hay các cố vấn quân sự để có thể kiểm soát được các thông tin về Iran hay tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, và sẽ sử dụng các căn cứ ở Jordan và Iraq.

Nga-Iran

Cơ chế Astana sẽ đóng vai trò quan trọng hơn. Mặc dù bị đặt dấu hỏi từ khi bắt đầu, hình thức này vẫn tồn tại một cách đáng ngạc nhiên trước hầu hết các thách thức và tới nay vẫn là nền tảng mà Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ có thể cởi mở giải quyết những bất đồng. Tuy nhiên, cơ chế này có thể đối mặt với những rào cản về địa chính trị khi bộ 3 này bắt đầu đối kháng nhau nhiều hơn.

Bất chấp lợi ích từ hợp tác cấp cao, Nga và Iran vẫn đang thận trọng. Nga lo ngại về sự đối địch giữa Iran và Israel cũng như việc Iran lấy đây làm cái cớ để mở rộng tầm ảnh hưởng trên một dải lãnh thổ lớn: từ Tehran đến Địa Trung Hải.

Chẳng mấy người nghi ngờ gì về việc dù chính quyền ở Syria có hay không có Tổng thống Bashar al-Assad, Iran vẫn sẽ tìm cách gia tăng ảnh hưởng đối với Damascus. Ngược lại, sự hợp tác quân sự giữa Iran với Nga có thể bị thay thế bằng sự cạnh tranh ảnh hưởng. Nếu vậy, Nga sẽ phải định ra các chiến lược nhằm tránh những cuộc đối đầu với Iran và tận dụng nhiều hơn các hoạt động ngoại giao cấp cao vì sự ổn định địa chính trị.

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ

Trong khi những rào cản giữa Nga và Iran mang tính suy đoán nhiều hơn, thì tình hình với Thổ Nhĩ Kỳ lại khá rõ ràng. Tổng thống Trump được cho là “đã giao lại” Syria cho Tổng thống Erdogan và Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang tìm cách “vươn tay” và mở rộng tầm kiểm soát đối với một số khu vực nhất định ở Syria. Dù “bắt tay” với Mỹ và nhiều khả năng sẽ không triển khai chiến dịch quân sự khác ở miền Bắc Syria, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn tiến hành chiến dịch nhằm vào lực lượng người Kurd được Mỹ hậu thuẫn ở Syria.

Cả Nga và một số nước khác trong khu vực như Ai Cập hay UAE dường như đều không muốn chứng kiến Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng ảnh hưởng. Tuy nhiên, Nga là lực lượng duy nhất có khả năng kiềm chế tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga muốn chính quyền Syria giành lại quyền kiểm soát ở miền Bắc Syria, và giải quyết vấn đề của Idlib, khu vực vẫn đang là thành trì của lực lượng đối lập. Nga cũng muốn lực lượng dân quân người Kurd là một phần trong thỏa thuận Idlib, trong khi vẫn đẩy mạnh các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Ở một chừng mực nào đó, Nga được “toàn quyền” hành động cho một chiến dịch ở Idlib. Tuy nhiên, kịch bản của Nga cho một chiến dịch như vậy không nên làm tổn hại tới lợi ích an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ hay vị thế trong nước của Tổng thống Erdogan trong cuộc bầu cử ngày 31/3 sắp tới.

Tái thiết Syria?

Nhìn chung, các mục tiêu ngoại giao của Nga sẽ tập trung vào việc thành lập một Ủy ban hiến pháp, gây quỹ tái thiết Syria và những nỗ lực để những người tị nạn Syria hồi hương. Nga cũng cố gắng thiết lập một cơ chế liên lạc hiệu quả với Đặc phái viên Liên Hợp Quốc mới về Syria - Geirr Pedersen.

Việc thành lập một ủy ban hiến pháp mới ở Syria đòi hỏi phải mở rộng ra nhiều nhóm đối lập và các hội đồng địa phương. Tất nhiên, với tiếng nói có trọng lượng của Nga, sẽ có nhiều nhóm sẵn sàng trở lại bàn đàm phán. Nếu thành công, đây sẽ là cơ sở để tái hợp pháp hóa chính quyền ở Damascus.

Nga thừa nhận cần phải ưu tiên tái thiết Syria. Tỷ lệ nghèo cao, cùng với sự tàn phá cơ sở hạ tầng vì giao tranh đã tạo cơ sở cho những kẻ hồi giáo cực đoan nổi dậy. Tuy nhiên, việc theo đuổi các nguồn quỹ tái thiết Syria có thể là nhiệm vụ khó khăn. 

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chiến tranh đã khiến Syria thiệt hại 388 tỷ USD và nền kinh tế khó khăn của Nga cũng khó có thể trợ giúp gì nhiều. Mọi con mắt đều đổ dồn vào các nước giàu dầu mỏ của Vùng Vịnh.

Một nhà hòa giải công bằng

Việc Mỹ rút khỏi Syria có nghĩa là liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu giờ sẽ “bị bỏ lại” với một Iran đang mở rộng tầm ảnh hưởng, cùng các cuộc xung đột ở Yemen hay Lebanon. Nga coi đây là cơ hội để thực hiện những nỗ lực ngoại giao và điều chỉnh chiến lược khu vực của mình để có thể “bắt tay” với tất cả các bên.

Mặc dù có những bất đồng, Nga thừa nhận vai trò của các nước Arab trong cán cân mới về địa chính trị khu vực. Bởi các nước Arab có thể ảnh hưởng đến một số thành phần đối lập ở Syria. Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Bahrain đã tuyên bố mở lại phái bộ ngoại giao ở Damascus và sẽ có thêm nhiều nước Arab “theo chân”.

Các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh thừa nhận rằng chính quyền (Tổng thống Syria) Assad đang quá phụ thuộc vào Iran. Do đó, Nga có thể sẽ nổi lên như một kênh liên lạc ổn định. Không giống như Iran, Nga được coi là một lực lượng ổn định có thể tiếp nhận các quan ngại của liên minh do Saudi dẫn đầu.

Các nhà quan sát cho rằng, việc thực thi các nỗ lực ở Syria để từ đó vươn xa ra cả Trung Đông là mục tiêu mà Nga muốn theo đuổi từ đầu. Cuộc xung đột ở Syria được coi là công cụ để Nga thể hiện tham vọng khẳng định mình như một cường quốc toàn cầu. 

Nga coi việc Mỹ “từ bỏ” Syria là một chiến thắng. Điều này cho phép Nga tiếp cận với các đối tác châu Âu như Pháp hay Đức và thuyết phục họ tham gia vào giải pháp chính trị của mình.

Nga muốn khẳng định mình là nhà bảo trợ công bằng, muốn các nước khác thừa nhận mình là một cường quốc có khả năng nắm bắt cơ hội trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, bán vũ khí hay xuất khẩu nông sản cho tới duy trì sự cân bằng an ninh và địa chính trị với tất cả các bên.

Theo VOV
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: