Thách thức trong cải thiện điều kiện sống ở Hong Kong

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hong Kong (Trung Quốc), trung tâm tài chính châu Á, nổi tiếng với những căn nhà chật hẹp do giá bất động sản cao ngất ngưởng.
Thách thức trong cải thiện điều kiện sống ở Hong Kong

Tuy nhiên, một nhà vệ sinh và một bếp chung cho bốn gia đình lại là hoàn cảnh sống của nhiều gia đình.

Những căn nhà chật chội và giấc mơ giang dở

“Ở đây quá chật hẹp, sống thật sự rất bất tiện”, bà Xiao Bo, 60 tuổi, chia sẻ khi ngồi trên giường, ăn bánh bao tự làm trên một chiếc bàn xếp nhỏ trong căn phòng chỉ đủ để trang trí với giấy dán tường màu hồng và một giá treo túi xách sặc sỡ.

Là người độc thân, bà Xiao, chỉ cung cấp tên, nói rằng ba năm sống trong căn hộ phân chia nhỏ hẹp này chỉ mang lại cho bà những ký ức buồn nhưng bà không có khả năng chi trả cho một căn hộ tốt hơn.

Hơn 200.000 người tại Hong Kong (Trung Quốc) đang sống trong những căn hộ phân chia như bà Xiao, thường bốc mùi ẩm mốc và bị rệp giường hoành hành vào mùa hè oi bức.

Hong Kong đã được khảo sát là thành phố có chi phí nhà ở đắt đỏ nhất thế giới trong 14 năm liên tiếp, theo công ty nghiên cứu Demographia, và cũng là nơi có tỷ lệ bất bình đẳng cao nhất thế giới.

Nỗ lực của chính quyền

Tháng 10/2024, chính quyền Hong Kong cam kết ban hành luật mới về không gian sống và tiêu chuẩn an toàn tối thiểu cho các căn hộ phân chia, nơi mà mỗi cư dân hiện tại chỉ có trung bình 6m², bằng một nửa diện tích chỗ đậu xe ô tô.

Ông Lý Gia Siêu, trưởng đặc khu hành chính từng tuyên bố muốn điều chỉnh để thị trường cung cấp những căn hộ đạt tiêu chuẩn sống hợp lý hơn.

Hong Kong đặt mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn các căn hộ phân chia vào năm 2049, theo mục tiêu do chính quyền Trung ương Bắc Kinh đặt ra vào năm 2021.

Trung Quốc coi vấn đề nhà ở này là một vấn đề xã hội nghiêm trọng, từng góp phần gây ra các cuộc biểu tình phản đối vào năm 2019. Chính quyền địa phương cũng đã công bố kế hoạch tăng cung nhà ở công để giảm thời gian chờ từ 5,5 năm hiện tại. Theo đó, hơn 308.000 căn hộ công sẽ được xây dựng trong thập kỷ tới.

Từ tháng 7/2022, khoảng 49.000 đơn đăng ký đã được giải quyết, và 18.400 căn hộ tạm thời đã được cung cấp. Dẫu vậy, khoảng 110.000 căn hộ phân chia vẫn tồn tại với giá thuê cao ngất. Theo khảo sát của tổ chức SoCO vào năm 2022, giá trung bình là 50 đô la Hong Kong/m².

Đối với các căn nhà “quan tài” chỉ đủ chỗ ngủ, mức giá còn cao hơn, lên tới 140 đô la Hong Kong/m², vượt xa mức 35 đô la Hong Kong/m² của nhà ở tư nhân thông thường. “Tôi chỉ mong được chuyển vào nhà ở công”, ông Wong Chi-kong, 76 tuổi, chia sẻ. Ông đang trả 2.900 đô la Hong Kong/tháng cho một căn phòng nhỏ hơn 5m², nơi nhà vệ sinh đặt ngay cạnh giường.

Trong khi đó, hàng chục nghìn người sống trong các căn "quan tài", những không gian chỉ rộng 1,4-1,7m², đủ để ngủ và cất một vài món đồ cá nhân.

Không có cửa sổ, hệ thống thông gió kém buộc họ phải để cửa trượt mở, làm mất đi mọi sự riêng tư. Các cư dân thường phải chia sẻ nhà vệ sinh với 20 người khác.

“Giường làm bằng gỗ nên có rất nhiều rệp”, ông Leung Kwong Kuen, 80 tuổi, chia sẻ. Ông Leung từng quản lý một nhà máy ở Trung Quốc trước khủng hoảng tài chính châu Á thập niên 1990. Hiện tại, ông sống một mình trong căn nhà “quan tài” sau khi ly thân vợ và hai con trưởng thành.

“Tôi tin vào Phật giáo; buông bỏ quá khứ”, ông nói. “Quan trọng nhất là tôi còn có chỗ để ngủ và hai bữa ăn mỗi ngày”.

Áp lực

Khoảng 1,4 triệu người trong tổng số 7,5 triệu dân Hong Kong sống dưới mức nghèo khổ. Theo Oxfam, số hộ nghèo đã tăng lên 619.000 trong quý I/2024, chiếm 22,7% tổng số hộ gia đình.

SoCO kêu gọi mở rộng quy định mới cho cả những căn nhà "quan tài". “Những căn phòng như vậy là nỗi nhục của Hong Kong”, bà Sze Lai-shan, Phó Giám đốc SoCO, nhấn mạnh.

Tuy nhiên, với nhiều người, chỉ cần có mái che đầu đã là may mắn. Ông Sum, 72 tuổi, đã sống trong căn nhà "quan tài" suốt ba năm qua, với tiền thuê 2.500 đô la Hong Kong/tháng.

Những hy vọng về nhà ở công vẫn rất mong manh. Ông Chan, 45 tuổi, cho biết đã nộp đơn từ năm 2005 nhưng đến nay, sau 19 năm, vẫn đang chờ đợi. Ông buồn bã chia sẻ: "Tôi chỉ mong có một không gian sạch sẽ, không còn rệp giường".

BTC chương trình với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những kỷ niệm đẹp cho các bạn học sinh Ảnh: BTC.
Điểm nhấn thú vị trong ngày hội tư vấn tuyển sinh Diễn Châu 3 Open Day
(Ngày Nay) - Tiếp nối 14 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Diễn Châu 3 Open Day 2025 đã chính thức khởi động trở lại với chủ đề “Dream Catcher”. Với tinh thần nhiệt huyết cùng những giá trị thiết thực, chương trình nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo từ phía học sinh cũng như các bậc phụ huynh.
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
(Ngày Nay) -  Ngày 6/1, Google cho biết công ty con này của Alphabet đang phải đối mặt với khiếu nại thứ hai từ tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Mỹ.
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
(Ngày Nay) - Điện ảnh Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những tác phẩm nội địa mà còn đối diện với làn sóng mạnh mẽ từ các nền điện ảnh châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.