Ngày Khoa học và Công nghệ 18/5: Ứng dụng khoa học công nghệ tạo đà cho nông nghiệp bứt phá

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Nhằm phát huy lợi thế sản xuất nông nghiệp, gia tăng giá trị của ngành, tỉnh Thái Bình luôn coi khoa học công nghệ là một trong những giải pháp đột phá để ngành Nông nghiệp bứt phá. Thực tế, nhiều ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp đã giúp giảm chi phí sản xuất, giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khoa học công nghệ đồng hành cùng nông nghiệp

Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành giống cây trồng Việt Nam nói chung và tại Thái Bình nói riêng. Đây là doanh nghiệp khoa học công nghệ đầu tiên của Thái Bình tiên phong trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Xác định vai trò quan trọng của khoa học công nghệ, Công ty đã sớm đầu tư cơ sở vật chất cho nghiên cứu, chọn tạo khảo nghiệm, sản xuất, chế biến hạt giống hiện đại trong đó có hai nhà máy chế biến hạt giống chất lượng cao theo công nghệ tiên tiến của châu Âu, công suất đạt 30.000 - 40.000 tấn/năm; một nhà máy chế biến gạo công suất 40.000 tấn/năm; phòng thử nghiệm quốc gia mã số Villas 110 theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025-2005.

Bên cạnh đó, Công ty có Viện Nghiên cứu cây trồng quy mô 172 ha nghiên cứu giống lúa, giống màu và công nghệ sinh học. Hàng năm,Viện nghiên cứu, lai tạo, khảo nghiệm hàng nghìn dòng, giống lúa và rau màu cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời bảo tồn hàng nghìn loại gen quý.

Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed cho biết, với phương châm phát triển “Đồng hành cùng người nông dân mới”, ThaiBinh Seed xác định chiến lược phát triển đến năm 2025 dựa trên 3 trụ cột chính là nguồn nhân lực chất lượng cao - ứng dụng khoa học công nghệ mới - hội nhập và quan hệ hợp tác. Công ty xây dựng tập đoàn kinh tế phát triển theo hướng đa ngành, ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu phát triển sản phẩm nông nghiệp mới; chọn tạo nhiều giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu và đặc biệt khả năng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu. Nhờ khoa học công nghệ, ThaiBinh Seed đã đưa sản xuất lúa gạo Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt tại cuộc thi “Gạo ngon Việt Nam năm 2022”, ba giống lúa của ThaiBinh Seed đạt giải thưởng; trong đó 2 giải Nhất gồm giống gạo Nếp A Sào, gạo TBR39; giải ba là giống nếp TBR78.

Đối với người nông dân trực tiếp sản xuất, khoa học công nghệ đã thực sự trở thành “cứu cánh” giúp họ giải phóng sức lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất. Trước đây, nhiều nông dân vùng ven biển xã Nam Cường (huyện Tiền Hải) có tư tưởng chán ruộng, bỏ ruộng do đất chua mặn, canh tác lúa khó khăn. Hiện nay, nhiều nông dân đã quay trở lại với ruộng đồng xanh tốt. Đây là kết quả của quá trình áp dụng, cải tiến quy trình kỹ thuật trồng lúa theo nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ Việt Nam TCVN:11041 do Hiệp hội Gia cầm và trang trại nông nghiệp tỉnh Thái Bình, Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) phối hợp thực hiện tại Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Nam Cường.

Ông Đỗ Đức Thiện, Giám đốc Hợp tác xã cho hay, với cách làm đưa phân chuồng vào sử dụng thay cho phân bón hóa học NPK; sử dụng cá ủ vi sinh thay thế hoàn toàn phân đạm ure giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng giá trị sản phẩm so với sản xuất thông thường. Nhờ thay đổi phương pháp trồng và chăm sóc mô hình lúa sản xuất theo hướng hữu cơ, chân đất trồng lúa tại địa phương này đã được cải thiện đáng kể, không còn chai cứng như trước. Gạo thu hoạch được đánh giá thơm ngon hơn nhiều so với các loại gạo cùng giống thơm TBR225 trên thị trường. Năm 2023, dự kiến, Hợp tác xã sẽ tăng diện tích sản xuất lúa sạch lên gấp 5 lần, cung cấp gạo sạch cho nhu cầu của địa phương với tổng sản lượng dự kiến 30 tấn/năm.

Ông Đinh Vĩnh Thụy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Thái Bình là địa phương đi đầu trong việc cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều quy trình được áp dụng hiệu quả như "ba giảm, ba tăng", "một phải năm giảm" và canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính được áp dụng rộng rãi. Hiện tỉnh có 100% diện tích trồng lúa được cơ giới hóa khâu làm đất, gần 20% diện tích được cấy bằng máy và gần 100% diện tích thu hoạch bằng máy gặt. Khâu sấy sản phẩm đã được quan tâm và bắt đầu chuyển giao ở nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch... Việc cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp ngành nông nghiệp gia tăng giá trị sản xuất, tăng sức cạnh tranh của nông sản.

Ứng dụng khoa học hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Bình, tính riêng giai đoạn 2012 - 2021, tỉnh đã triển khai 166 nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (chiếm 41,6% nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh, cấp cơ sở), góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nông thôn mới. Qua đó, nhiều giống cây, con mới có giá trị kinh tế được đưa vào sản xuất như: giống lúa DT80, QJ4, Đài thơm 8, Lộc trời 153, Nếp A Sào...

Để phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng, Thái Bình tập trung tìm kiếm các sáng tạo, giải pháp khoa học, công nghệ phục vụ phát triển nền nông nghiệp theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cao và thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống giảm nhẹ thiên tai.

Tỉnh chú trọng ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống, chế biến nông sản, phát triển sản phẩm chủ lực; sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thức ăn thủy, hải sản; giải pháp khoa học phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tạo chuỗi liên kết từ xây dựng quy trình, xác định mô hình sản xuất đến chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Tỉnh tổ chức nghiên cứu sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, an toàn, chất lượng cao, chú trọng việc bảo tồn, nhập và thuần hóa những vật nuôi, cây trồng quý hiếm, giá trị cao; đồng thời nhân giống, tiến tới xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Tỉnh đặc biệt ưu tiên phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang lại giá trị cao, gia tăng cao, thân thiện với môi trường.

UBND tỉnh đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 các giải pháp khoa học, ứng dụng công nghệ đảm bảo tăng hiệu quả kinh tế tối thiểu 15%, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Đến năm 2025, tỉnh có trên 90% nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được ứng dụng vào thực tiễn; có từ 2-3 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và có từ 3 doanh nghiệp trở lên được công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.