Bên trong chính sách AI của Liên hợp quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Liên hợp quốc đang tìm cách thiết lập một diễn đàn trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu để cải thiện quản lý công nghệ AI, theo đó đề xuất thành lập một Văn phòng AI toàn cầu nhằm kết nối và điều phối các sáng kiến quốc tế hiện có.
Toàn cảnh một cuộc họp của HĐBA LHQ tại New York, Mỹ.
Toàn cảnh một cuộc họp của HĐBA LHQ tại New York, Mỹ.

Liên hợp quốc (LHQ) đang tìm cách thiết lập một diễn đàn trí tuệ nhân tạo để quản lý công nghệ này trên toàn cầu. Cơn sốt AI đã thúc đẩy hàng loạt hội nghị thượng đỉnh, cam kết, nguyên tắc không ràng buộc và các cuộc thảo luận quốc tế nhằm kiềm chế công nghệ đang phát triển nhanh chóng này.

Theo bản thảo báo cáo mới từ nhóm cố vấn của LHQ, tổ chức này tin rằng họ có thể làm tốt hơn, với sự tham gia của những nhà tư tưởng hàng đầu như cựu Bộ trưởng AI của Tây Ban Nha Carme Artigas, chuyên gia AI của Giáo hoàng Francis, ông Paolo Benanti và Mira Murati, chuyên gia công nghệ trưởng của OpenAI. Báo cáo đề xuất các sáng kiến AI do LHQ hỗ trợ và việc thành lập một Văn phòng AI toàn cầu nhằm "lấp đầy khoảng trống và tạo sự kết nối cho hệ sinh thái quản trị AI quốc tế đang phát triển nhanh chóng".

Kể từ khi chatbot ChatGPT của OpenAI ra mắt vào tháng 11/2022, các nhà hoạch định chính sách đã vật lộn với triển vọng và nguy cơ của AI tạo sinh tiên tiến. EU đã gấp rút áp dụng Đạo luật Trí tuệ nhân tạo, cấm một số công cụ và áp đặt giới hạn đối với AI được coi là "rủi ro cao." Ở Mỹ, Nhà Trắng đã ban hành một sắc lệnh hành pháp vào năm ngoái, kết hợp tiêu chí an toàn của AI với chương trình nghị sự ủng hộ đổi mới.

Tuy nhiên, trên trường quốc tế, các nỗ lực chính sách về AI đã gia tăng, với các hướng dẫn không ràng buộc và các nguyên tắc về phát triển AI có trách nhiệm. Danh sách các sáng kiến này bao gồm: “Quy trình AI Hiroshima” của G7, các nguyên tắc chỉ đạo tự nguyện về AI tạo sinh; Hội nghị thượng đỉnh về an toàn AI tại Anh và Hàn Quốc, kêu gọi các chính phủ và công ty AI tham gia để đối phó với rủi ro; Quan hệ đối tác toàn cầu về AI (GPAI) gồm 29 quốc gia thúc đẩy phát triển AI có trách nhiệm; và Hội đồng châu Âu đã đưa ra một hiệp ước về tác động của AI đối với nhân quyền và pháp quyền.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các quốc gia G20, Liên minh châu Phi và UNESCO cũng đã công bố các sáng kiến nhằm định hướng công nghệ AI.

Tuy nhiên, báo cáo của LHQ lập luận rằng có sự khác biệt trong chính sách AI. Trong khi các quốc gia công nghiệp hóa G7 - Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Canada - đều tham gia vào các sáng kiến quan trọng về AI, thì 118 quốc gia ở "Nam toàn cầu" không tham gia vào bất kỳ sáng kiến nào. Báo cáo nhấn mạnh rằng nhiều khu vực trên thế giới bị loại khỏi các cuộc thảo luận về quản trị AI quốc tế.

Điều này có nghĩa là việc trao cho LHQ vai trò quan trọng trong các vấn đề AI có thể giúp khắc phục sự mất cân bằng toàn cầu. Tuy nhiên, ý tưởng này có thể không được chấp nhận ở các nước phương Tây. Một nhà ngoại giao từ một quốc gia G7 cho rằng báo cáo làm suy yếu công việc của G7 về AI và có thể thúc đẩy chương trình nghị sự của Trung Quốc bằng cách tạo ra các cơ quan và diễn đàn cạnh tranh. Một quan chức cấp cao của EU cũng chỉ trích báo cáo vì không đưa vào các đề xuất của Ủy ban châu Âu về việc liên kết báo cáo với "Sổ tay quy tắc AI" của EU.

Nếu nỗ lực của LHQ nhằm lấp đầy khoảng trống chính sách toàn cầu không thành công, điều đó có thể dẫn đến nhiều cuộc thảo luận về AI mà không có sự kết nối hiệu quả. Một cựu nhà ngoại giao đã lưu ý rằng sự gia tăng các hội nghị thượng đỉnh và diễn đàn phản ánh sự cần thiết phải xem xét chính sách AI và sẽ có sự hợp nhất các sáng kiến. GPAI đã được OECD tiếp quản, tổ chức cũng đã được các nhà lãnh đạo G7 lựa chọn để giám sát việc tuân thủ các hướng dẫn về Quy trình Hiroshima.

Thomas Schneider, Chủ tịch Ủy ban AI của Hội đồng châu Âu, cho biết các vấn đề xung quanh AI sẽ tiếp tục được thảo luận ở nhiều diễn đàn khác nhau. Tuy nhiên, ông không nghĩ rằng việc đưa tất cả các vấn đề về AI vào một phạm vi rộng để giải quyết mọi khía cạnh của AI trên mọi lĩnh vực kinh tế và xã hội là khả thi.

Theo TTXVN
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.