1/ Queen Elizabeth II
Rõ ràng có quá nhiều sự thay đổi về công nghệ đã diễn ra trong thời gian Nữ hoàng Anh Elizabeth II sống và bà luôn đã luôn cố gắng để thích ứng với điều này.
Theo Telegraph, Nữ hoàng Elizabeth II là nữ hoàng đầu tiên gửi email vào năm 1970, có điện thoại di động đầu tiên vào năm 2001 và tự mình tweet trên Twitter lần đầu tiên vào năm 2014. Tuy nhiên, bà từng nói rằng mình không thích những chiếc điện thoại. Mới đây, cũng có thông tin cho rằng Nữ hoàng không còn đích thân quản lý tài khoản Twitter của mình.
2/ Donal Trump
So với trình độ dùng công nghệ điêu luyện của người tiền nhiệm Barack Obama trong ứng dụng công nghệ, thì tân tổng thống Donald Trump không thành thạo trong lĩnh vực này. Donal Trump thậm chí không biết cách sử dụng một chiếc laptop.
Ông từng trả lời tờ Times vào năm 2007 là “tôi không dùng mấy cái thứ email các kiểu”. Sáu năm sau, tình hình được cải thiện hơn, ông cho biết “rất hiếm khi dùng email”. Trên thực tế, bức ảnh duy nhất trong lịch sử chộp được cảnh ông dùng máy tính là trong phiên hỏi đáp Ask-Me-Anything được tổ chức trên diễn đàn trực tuyến Reddit vào năm nay. Nhưng bức ảnh cũng chỉ cho thấy ông đang “chuẩn bị” dùng ngón trỏ để gõ bàn phím.
Tờ TheNextWeb cho biết ông Trump chỉ đi lại và làm việc mà không cần check email. Ông thậm chí không thường xuyên mang theo smartphone, mà chỉ dùng một loại điện thoại với chức năng nghe - gọi đơn giản. Điều này lý giải việc ông Trump luôn tỏ ra ngưỡng mộ khả năng sử dụng máy tính của con trai. Trong phiên tranh luận Tổng thống đầu tiên, khi bàn về vấn đề an ninh mạng và hiểm họa từ các mã độc, ông nói: “Tôi có một cậu con trai 10 tuổi. Nó có vài cái máy tính. Nó dùng máy tính giỏi đến nỗi khó tin”.
3/ Hillary Clinton
Bà Hillary cũng không phải là một tín đồ của công nghệ. Chương trình radio This American Life phát sóng ở Mỹ từng tiết lộ một bí mật khiến nhiều người kinh ngạc, đó là bà Hillary Clinton “không biết dùng máy tính bàn”. Đối với điện thoại di động, sau nhiều lần đánh mất, bà vẫn yêu cầu thuộc cấp mua lại duy nhất một mẫu điện thoại Blackberry đã lỗi thời mà mình quen dùng.
Tờ Quartz từng đưa tin cả 2 ứng cử viên đều không biết sử dụng máy tính, cũng như các thao tác truyền thông bằng Facebook, Twitter... Họ chỉ đưa ra thông điệp, và có người sẽ đảm nhiệm việc đăng tải.
4/ Jack Ma
Có lẽ không cần phải nói quá nhiều về vị tỷ phú này. Jack Ma là thần tượng của những ai có khát vọng đổi đời. Chỉ cần gõ tên “Jack Ma” trên Google sẽ ra hơn 17 triệu lượt tìm kiếm. Trong số những câu nói được xem truyền cảm hứng của Jack Ma: “Tôi chẳng biết gì về công nghệ, tôi nhìn sản phẩm của mình bằng con mắt bình dân học vụ”.
Một tờ báo từng nhận xét về Jack Ma: “Ông là một nhân tài về IT nhưng lại không biết gì về IT. Là một anh hùng Internet nhưng lại không hiểu gì về Internet”. Câu chuyện này xuất phát từ việc Jack Ma hẹn phóng viên phỏng vấn và muốn trình chiếu tài liệu. Tuy nhiên, vị tỷ phú này không mở được file word nên phải “cầu cứu” đến thư ký.
5/ Brian Chesky
Brian Chesky - ông chủ của Airbnb – dịch vụ đặt phòng, căn hộ nổi tiếng ở Mỹ, một trong những CEO dưới 40 tuổi giàu nhất nước Mỹ.
Chesky không hề biết nhiều về công nghệ trước khi bắt tay gây dựng Airbnb. Lớn lên ở Niskayuna, New York, năm 1999, Chesky theo học tại trường thiết kế Rhode Island (RISD). Sau khi tốt nghiệp, một cậu bạn cùng trường đã kéo Chesky sang một bên và rủ rê chàng trai này thành lập công ty riêng. Nhưng Chesky chưa đồng ý ngay, mà anh đến Los Angeles làm việc ở vị trí đúng với chuyên ngành thiết kế công nghiệp. Nhưng sau đó, anh trở về, quyết định theo ý tưởng cho thuê nhà phục vụ những người thiếu may mắn không thuê được phòng.
Chàng trai Chesky đã đi một bước dài để trở thành một trong những CEO trẻ nhất nước Mỹ có thành tích cao.
6/ Brad Pitt và Angelina Jolie
Cả hai đều là những người ghét công nghệ một cách công khai. Theo tiết lộ của Telegraph, Angelina Jolie từng nhấn mạnh, cô không thích công nghệ, cô thực sự không biết cách mở một chiếc máy tính như thế nào.