Ma lực của thế giới ảo

(Ngày Nay) - Đầu năm 2017, một nam sinh THCS ở Hà Nội phải cấp tốc vào bệnh viện Bạch Mai vì có triệu chứng co giật, khó thở ngay khi bị cha mẹ ngăn cấm vào facebook... 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhập viện cấp cứu vì phải xa... facebook

Câu chuyện mà BS.TS Nguyễn Doãn Phương- Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai kể lại cho phóng viên nghe thật như bịa.

Khánh (đã thay đổi tên) - một nam sinh 14 tuổi được gia đình đưa vào viện trong tình trạng khá nguy kịch với những cơn co giật nguy hiểm. Tìm hiểu về nguyên nhân tình trạng bệnh, các bác sĩ được phen “choáng váng” khi biết được nguồn cơn co giật xuất hiện sau quyết định cấm con vào facebook của bố mẹ Khánh.

Người nhà kể lại, ngày nào cũng như ngày nào, đều như “vắt chanh”, hễ cứ đi học về là Khánh chúi mặt vào điện thoại, máy tính để đăng nhập Facebook. Cậu bé nhắn tin, chat với bạn chừng 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Sợ ảnh hưởng tới việc học của con, bố mẹ mạnh tay tịch thu điện thoại, máy tính để răn đe. Chưa kịp nói thêm vài lời cảnh cáo, Khánh bất ngờ lên cơn co giật như người động kinh. Đây là một trường hợp cá biệt khiến các bác sĩ ở Viện Sức khỏa Tâm thần “ấn tượng” trong nửa đầu năm 2017.

Khánh được chẩn đoán mắc chứng tâm thần phân ly, biểu hiện co giật không phải do vấn đề thực thể. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ chữa cho bệnh nhân hết co giật, đồng thời tư vấn gia đình quản lý việc sử dụng facebook để trẻ có thể phục hồi, đi học bình thường.

Ma lực của thế giới ảo ảnh 1BS Nguyễn Doãn Phương - Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai 

Một trường hợp khác cũng gây “sững sờ” cho các bác sĩ Viện Sức khỏe Tâm thần, BV Bạch Mai là cô bé Yến (đã thay đổi tên) mắc chứng hoang tưởng, ảo giác nặng do suốt ngày ăn ngủ cùng facebook. Cô bé này chỉ ở nhà, không đi học và toàn bộ thời gian trong ngày dành hết cho facebook. “Khi người nhà đưa cô bé đến Viện sức khỏe Tâm thần thăm khám, bác sĩ phát hiện cháu có dấu hiệu hoang tưởng và ảo giác. Trong đầu cháu bé luôn nỉ non lời thúc giục mơ hồ: “Mày phải chơi đi, phải chơi đi...”. Tiếng nói vô hình lúc là giọng nam, lúc giọng nữ, lúc nhanh lúc chậm, thường xuyên văng vẳng bên tai vào thời gian buổi chiều chạng vạng. Đây là dấu hiệu rất đặc trưng của chứng ảo thanh trong tâm thần phân liệt” – BS Phương kể lại.

Để xóa ảo giác cho cô bé, các bác sỹ Viện Sức khỏe Tâm thần đã phải dùng thuốc chống loạn thần cho em. Bất kỳ lứa tuổi, giới tính nào cũng có thể rơi vào tình trạng nghiện facebook - TS Phương nhấn mạnh.

Trầm cảm vì “nhớ” mạng xã hội

Những trường hợp co giật, ảo giác như Khánh và Yến là số ít vì bệnh đã nặng. Những trường hợp nhẹ hơn, phổ biến hơn như căng thẳng, mệt mỏi, stress vì thì... rất nhiều.

Theo ThS. Lê Thị Thu Hà - trưởng phòng Điều trị nghiện chất, Viện Sức khỏe Tâm thần, BV Bạch Mai kể, chị từng tiếp nhận một bệnh nhân là nam, 20 tuổi đang là sinh viên. Ngày đỗ đại học, cậu bé được gia đình sắm cho laptop và điện thoại nên truy cập mạng thoải mái. Mỗi ngày bệnh nhân vào mạng, đăng nhập facebook từ 8-10 tiếng đồng hồ đến mức quên hết nhịp sống xung quanh, học hành sa sút bị nhà trường đuổi học, lui về quê. Cha mẹ cậu hốt hoảng vì đứa con trai khỏe mạnh, cao to mét tám ngày nào bỗng như người vô hồn, mất sạch năng lượng, chiều chiều tha thẩn khắp chốn. Gia đình sợ con mắc chứng trầm cảm cho đi khám mới “ngã ngửa” nguyên nhân mất hồn là do “nhớ” mạng xã hội.

TS Nguyễn Doãn Phương cho biết, Viện Sức khỏe tâm thần chưa có bệnh nhân nào nhập viện vì nghiện Facebook đơn thuần. Tuy nhiên, các bệnh nhân bị trầm cảm, tâm thần phân liệt, lo âu… khi vào viện đều có kèm triệu chứng nghiện mạng, nghiện Facebook. Việc nghiện Facebook có thể dẫn tới mất ngủ, gây ra trầm cảm hay ngược lại. Hiện nay chưa có thuốc điều trị chứng nghiện Facebook mà chỉ có thuốc điều trị triệu chứng.

Làn sóng “nghiện màn hình”

Trao đổi với Ngày Nay, BS Khuất Thị Hải Oanh - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) cho biết, trên thế giới đã có khái niệm “nghiện màn hình”, nghĩa là nghiện tất cả từ ti vi, máy tính đến điện thoại, ipad... Người nghiện phải được sờ màn hình, nhìn vào màn hình mới thỏa mãn được sở thích của mình. Nhu cầu tiếp xúc với màn hình càng ngày càng với tần suất cao, nguy hiểm hơn, ngày càng có nhiều người nghiện màn hình. Ở nhiều nước phát triển, họ đã có chương trình, liệu pháp điều trị chứng “nghiện màn hình”.

Ma lực của thế giới ảo ảnh 2BS Khuất Thị Hải Oanh - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) 

Theo BS Oanh, nghiện màn hình cũng có nhiều điểm tương đồng với nhiều loại nghiện khác: nghiện ma túy, nghiện bia rượu hay đơn giản là nghiện shopping, cafe... Đó là khi người ta có ham muốn mãnh liệt, không thể từ bỏ nó, chấp nhận hi sinh một số điều khác trong cuộc sống để có được nó. Cơn nghiện có thể tăng liều. Nhiều người nghiện ma túy nói rằng họ nhận được những tác dụng “tích cực” từ chất nghiện. Khi dùng ma túy, dopamin – một chất dẫn truyền thần kinh hưng phấn tăng nhanh khiến họ thăng hoa, quên đi thực tại, quên sự mệt mỏi chán chường... Với người “nghiện màn hình” cũng vậy, họ cũng có lượng dopamin tăng nhanh khi được sờ màn hình. Cảm giác đấy được lưu vào trong não, vùng kí ức. Mỗi khi nhớ đến màn hình là... thèm. Tương tự như khi ai đó quan hệ tình dục với một bạn tình tuyệt vời, dopamin tăng nhanh, cảm giác ấn tượng, thích thú lưu vào vùng kí ức, khiến người ta nhớ những khoái cảm ấy, muốn lặp lạ những cảm giác ấy một lần, hai lần, nhiều lần nữa. Đó là bản năng của con người.

BS Oanh chia sẻ thêm, đa phần người nghiện màn hình muốn tìm một sự kết nối thú vị hơn thế giới thực. Thay vì tìm niềm vui với bạn bè, họ chỉ chìm đắm với cảm giác thú vị trong cơn nghiện khó cưỡng lại. Khi tiếp xúc với bất cứ chất nghiện hay vật gây nghiện nào, họ không còn là con người xã hội nữa, họ biến thành con người sống với chất nghiện, với thế giới ảo trong điện thoại, máy tính, ipad

“Những nghiên cứu về sinh học thần kinh gần đây cho thấy, khoảng 50% số người nghiện ma túy là do gen, nghĩa là có người dễ bị nghiện và có người khó nghiện. Bất ngờ hơn, đầu năm 2002, người ta đã chụp được hình ảnh não của những người nghiện. Họ so sánh não của người nghiện (ma túy, cần sa, rượu...) với người không nghiện thì phát hiện có sự thay đổi trên não, thay đổi xảy ra thực thể, không chỉ ở các cung bậc cảm xúc, nhất là ở những khu vực điều khiển cảm xúc và tình cảm. Người ta cũng nhận thấy não có khả năng tái tạo, những người nghiện nếu ngừng sử dụng ma túy, rượu bia hay tạm ngừng tiếp xúc với vật gây nghiện thì não có thể hồi phục được” – BS Oanh nói.

BS Oanh nhấn mạnh, đối với những người nghiện màn hình, hiện chưa có bất cứ nghiên cứu nào về não bộ hay những nghiên cứu về gen, nhưng cũng giống như các chứng nghiện khác, muốn cai nghiện dự phòng hay điều trị chứng nghiện phải giúp người nghiện kết nối lại với đời thực, con người thật.

- Chưa có mốc thời gian cụ thể về tần suất sử dụng Facebook nhưng khi dùng Facebook hàng ngày, khi không có mạng để vào facebook hoặc người nhà không cho vào Facebook, bạn cảm thấy bồn chồn, khó chịu, đó có thể là chỉ báo chứng nghiện Facebook. Nghiện Facebook là có thể vào fb mọi lúc, mọi nơi kể cả khi đang làm việc, đang học, thậm chí đang trong nhà vệ sinh....

- Chưa có nghiên cứu các thuốc có hiệu quả trong nghiện facebook. Chỉ dùng thuốc khi có các bệnh đồng diễn hoặc hậu qủa của nghiện facebook như mất ngủ, trầm cảm…

BS Nguyễn Doãn Phương

Trả lời 6 câu hỏi để biết bạn đã nghiện Facebook chưa?

Đây là thang đo nghiện Facebook của Bergen được phát triển bởi các nhà nghiên cứu Nauy. Hãy trả lời mỗi câu hỏi trong thang từ 1 - 5 điểm tương ứng với các câu trả lời: Rất hiếm khi, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, và rất thường xuyên.

Điểm số thường xuyên hoặc rất thường xuyên xuất hiện ở ≥ 4/6 mục cho thấy bạn đã bị nghiện Facebook.

1)      Bạn dành nhiều thời gian suy nghĩ về Facebook hoặc lên kế hoạch sử dụng nó.

2)      Bạn cảm thấy có một sự thúc giục, thôi thúc sử dụng Facebook càng ngày càng nhiều.

3)      Bạn sử dụng Facebook để quên đi các vấn đề cá nhân.

4)      Bạn đã cố gắng cắt giảm việc sử dụng Facebook nhưng không thành công.

5)      Bạn trở nên bồn chồn hoặc gặp rắc rối nếu bị cấm sử dụng Facebook.

6)      Bạn sử dụng Facebook rất nhiều đến nỗi mà nó đã có một tác động tiêu cực đến công việc/ học tập của bạn.

Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.