Nguy cơ ung thư, sinh con dị tật khi dùng giấy lau miệng, bát đũa

Hiện nay nhiều người thường dùng khăn giấy, thậm chí giấy vệ sinh cuộn để lau miệng và các dụng cụ ăn uống như chén, đũa, ly. Tuy nhiên, thói quen này vừa không hợp vệ sinh vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Nguy cơ ung thư, sinh con dị tật khi dùng giấy lau miệng, bát đũa

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, hầu hết các loại khăn giấy trên thị trường đều có chứa policlobiphenyl (PCBs). Dù với hàm lượng rất thấp, chỉ nhỏ hơn vài microgam trong một kg giấy thành phẩm, chất này cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng, thậm chí tích tụ theo thời gian sẽ gây nên đột biến tế bào dẫn đến ung thư, quái thai…

PCBs là nhóm hóa chất cấu tạo bởi các nguyên tử cacbon, hydro và clo. Ở nhiệt độ cao, chất này có thể cháy, tạo ra các sản phẩm phụ rất độc như dioxin.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hiếu, Giảng viên Khoa Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách Khoa TP HCM, cho biết, trong quá trình sản xuất giấy, các chất độc policlobiphenyl vô tình được sản sinh ra. Để tẩy trắng nguyên liệu, nhà sản xuất phải dùng đến clo. Các phân tử chất thơm và phenol có trong quá trình này bị clo hóa đã tạo ra policlobiphenyl.

Nguy cơ ung thư, sinh con dị tật khi dùng giấy lau miệng, bát đũa - anh 1

Hiện nay, nhiều hàng quán bình dân thường sử dụng giấy lau kém chất lượng, không có nhãn mác, màu tối, bở và dễ rách.

Hiện nay, nhiều hàng quán bình dân thường sử dụng giấy lau kém chất lượng, không có nhãn mác, màu tối, bở và dễ rách, bằng mắt thường có thể quan sát thấy nhiều tạp chất lợn cợn. Các loại này thường được tái chế từ giấy đã qua sử dụng, dù không được tẩy trắng nhiều nhưng bản thân nó đã tích lũy chất policlobiphenyl có thể gây ngộ độc, cộng với việc chế biến lậu tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Việc sử dụng giấy tái chế để lau tay, miệng hoặc chén, đũa, mùn giấy và tạp chất có thể bám lại trên bề mặt gây độc cho người dùng khi tiếp xúc qua da hoặc nuốt vào. Về lâu dài, giấy tái chế có thể gây bệnh về hô hấp, da và mắt. Mặt khác dùng giấy kém chất lượng lau chùi vệ sinh vùng kín có thể dẫn đến viêm nhiễm, bệnh trĩ.

Không nên dùng giấy lau miệng hay dụng cụ ăn uống, đối với chén, đũa chỉ cần rửa sạch, phơi khô là đã diệt được vi khuẩn. Trong trường hợp cần dùng giấy, hãy sử dụng đúng mục đích, không lấy giấy vệ sinh toilet (giấy cuộn) để lau miệng mà nên dùng giấy ăn vì dù sao loại này cũng sạch hơn. "Nên chọn loại giấy mịn, không thấy ánh bạc của hóa chất hay màu mực trên bề mặt, đồng thời phải có độ dẻo, khó rách, không để lại mùn giấy khi chà tay lên. Không nên mua các loại giấy tái chế giá rẻ, kém chất lượng, không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ", tiến sĩ Hiếu lưu ý.

Theo ông Cao Tiến Vị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn về mặt cảm quan, giấy tốt có màu trắng ngà như màu gạo, còn giấy trắng tinh là sử dụng hóa chất tẩy nhiều. Hơn nữa để tránh gặp phải hàng dỏm, người tiêu dùng nên mua ở những đại lý uy tín hoặc siêu thị, không nên mua ở chợ, hàng quán nhỏ hoặc bán rong trên đường.

Hoàng Thúy (t/h)

>>> Xem thêm:

12 thực phẩm chống cảm lạnh hiệu quả

Những loại rau giúp giải nhiệt mùa hè

Phụ nữ dùng son môi có thể khiến chồng, con, người yêu nhiễm bệnh

Bình luận
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.
Điều trị ca mắc sốt rét tại cơ sở y tế.
Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai
(Ngày Nay) - Hiện các ca sốt rét ngoại lai đang chiếm tỷ lệ khá cao trong số ca mắc, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bảo vệ thành quả phòng chống sốt rét.