Nhà văn Lê Lựu, tác giả 'Thời xa vắng' rời cõi tạm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nói về nhà văn Lê Lựu, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều khẳng định đây là tác giả của những tác phẩm làm rung động đời sống văn học Việt Nam.
Nhà văn Lê Lựu đã tạ thế. (Ảnh: Thanh Xuân)
Nhà văn Lê Lựu đã tạ thế. (Ảnh: Thanh Xuân)

Ngày 9/11, nhà văn Lê Lựu đã trút hơi thở cuối cùng tại quê nhà ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật, hưởng thọ 85 tuổi.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều đã xác nhận thông tin này.

Nhà văn Lê Lựu sinh năm 1938, là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1974. Thời kỳ đầu sự nghiệp, ông có nhiều sáng tác như truyện ngắn “Người cầm súng” (1970), tiểu thuyết “Mở rừng” (1976) - được xem là tác phẩm kinh điển của dòng văn học thời kỳ chiến tranh.

Bộ ba tiểu thuyết khẳng định vị trí của ông trên văn đàn là “Thời xa vắng” (1986), “Chuyện làng Cuội” (1991), “Sóng ở đáy sông” (1994). Ông từng đoạt giải Nhì của Báo Văn nghệ năm 1968 cho truyện ngắn “Người cầm súng,” giải A Hội Nhà văn Việt Nam 1990 cho tiểu thuyết “Thời xa vắng”...

Nói về nhà văn Lê Lựu, ông Nguyễn Quang Thiều khẳng định đây là tác giả của những tác phẩm làm rung động đời sống văn học Việt Nam.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đánh giá tiểu thuyết "Thời xa vắng" là một tác phẩm lớn với thông điệp: Con người chỉ là người đúng nghĩa khi họ được sống là chính họ chứ không phải sống bằng những giá trị của người khác.

“Với ‘Thời xa vắng’, Lê Lựu đã thay đổi đời sống văn học Việt Nam trong những năm 80 của thế kỷ trước. Tư tưởng của ‘Thời xa vắng’ đã bẻ một bước ngoặt của văn học Việt Nam kể từ 1954,” nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nói thêm rằng Lê Lựu là nhà văn Việt Nam đầu tiên đến Mỹ sau chiến tranh. Ông chính là sứ giả hoà bình Việt Nam đầu tiên, người phá băng đầu tiên trong quan hệ Việt-Mỹ để cùng các nhà văn cựu binh Việt Nam và Mỹ kêu gọi Chính phủ Mỹ phá bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.

Nhà văn Lê Lựu, tác giả 'Thời xa vắng' rời cõi tạm ảnh 1

Hai tác phẩm của nhà văn Lê Lựu mới được tái bản. (Ảnh: Sbook)

“Lê Lựu đã sáng tạo ra những nhân vật còn sống mãi với người đọc Việt Nam như Giang Minh Sài (‘Thời xa vắng’). Và, Lê Lựu cũng là một nhân vật đặc biệt của nền văn học Việt Nam,” ông Nguyễn Quang Thiều khẳng định.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từng nói đến nhà văn Lê Lựu với bốn “cái nhất. Đầu tiên là tiểu thuyết “Thời xa vắng” được giới phê bình coi là tác phẩm mở đầu cho một xu hướng của văn học đổi mới - xu hướng nhận thức lại thực tại.

Tiếp theo là chuyến đi Mỹ đầu tiên của một nhà văn cựu chiến binh Việt Nam (1988). “Cái nhất” thứ ba là Trung tâm Văn hóa Doanh nhân tại Hà Nội do nhà văn Lê Lựu thành lập, như để khẳng định rằng kinh tế không thể tách rời văn hóa.

“Cái nhất” thứ tư nhưng là “cái nhất” xuyên suốt là chất nông dân với tất cả mọi sắc thái ý nghĩa của từ này.

“Lê Lựu nhìn đã biết là người của nông thôn, làng quê từ dáng vẻ thân hình, lời ăn tiếng nói, cho đến quần áo trang phục, cách nghĩ cách cảm. Một chất quê vừa là đặc sản vừa là đặc trưng. Ngẫm ra, suốt đời văn của mình, Lê Lựu chỉ viết về người nhà quê trong người mình và những người quanh mình, dù cho họ có sống ở thị thành bao năm đi nữa. Có lẽ vinh quang, thành công và cả cay đắng của Lê Lựu trong đời và văn cũng là từ đấy,” ông Phạm Xuân Nguyên nói.

Quả thực, cuộc đời của nhà văn tài danh Lê Lựu có rất nhiều thăng trầm. Ông đã hai lần đổ vỡ hôn nhân, rơi vào bi kịch không nhà, không người thân. Những năm cuối đời, ông mắc nhiều bệnh, phải nhờ đến sự trợ giúp của bạn bè và nhân viên Trung tâm Văn hóa Doanh nhân. Từ khoảng 2006, ông trở thành bệnh nhân thường xuyên của Bệnh viện 108.

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.