Nhân loại đang phá vỡ giới hạn tự nhiên của Trái Đất

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Kể từ năm 1970, một số nghiên cứu ước tính lượng động vật hoang dã đã giảm trung bình 73%, với số lượng lớn bị mất trong các thập kỷ và thế kỷ trước đó. Chim bồ câu viễn khách, vẹt Carolina và rùa khổng lồ Floreana nằm trong số nhiều loài mà con người đã xóa sổ.
Bốn năm hạn hán, cùng với nạn phá rừng, đã biến vùng đất từng màu mỡ thành một bãi bụi ở Anjeky Beanatara, Androy, miền nam Madagascar. Ảnh: Alkis Konstantinidis/Reuters
Bốn năm hạn hán, cùng với nạn phá rừng, đã biến vùng đất từng màu mỡ thành một bãi bụi ở Anjeky Beanatara, Androy, miền nam Madagascar. Ảnh: Alkis Konstantinidis/Reuters

Khủng hoảng đa dạng sinh học không chỉ ảnh hưởng đến các loài động, thực vật mà liên quan trực tiếp đến con người, bởi nhân loại phụ thuộc vào thế giới tự nhiên để có thực phẩm, nước sạch và không khí để thở. Tom Oliver, giáo sư sinh thái ứng dụng tại Đại học Reading, nhấn mạnh rằng trong vòng 15 đến 20 năm tới, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến các cuộc khủng hoảng thực phẩm và có nguy cơ thất bại ở nhiều vùng sản xuất lương thực. Ngoài ra, còn chưa kể đến nhiều rủi ro khác như ô nhiễm nước ngọt, axit hóa đại dương, cháy rừng, tảo nở hoa,...

Các nhà khoa học cho rằng hoạt động của con người đã đẩy thế giới vào vùng nguy hiểm với mức chỉ số an toàn của hành tinh là 7/8. Sự suy giảm đa dạng sinh học vẫn sẽ tăng tốc và nhiều loài chỉ còn tồn tại trong sở thú.

Theo tiến sĩ Andrew Terry, Giám đốc bảo tồn và chính sách tại Hiệp hội Động vật học London (ZSL), cho biết: “Chúng ta đã chứng kiến nạn đói do môi trường gây ra ở Madagascar và sự di cư hàng loạt, tiếp đó sẽ là xung đột gia tăng để tiếp cận các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, đặc biệt là nước, lương thực và sự gia tăng của các vấn đề sức khỏe, do sức nóng đô thị khi nhiệt độ tăng lên mức không thể chịu đựng và ô nhiễm.”

Các chuyên gia cảnh báo rằng các hệ sinh thái đang tiến tới các điểm giới hạn và chuyển sang một trạng thái mới, suy thoái và giảm khả năng phục hồi. Terry cho biết: “Điều này sẽ khiến những khu vực nhiệt đới phong phú trở thành những đồng cỏ khô cằn, hoặc thay đổi hoàn toàn các dòng hải lưu ấm. Đây là lúc chúng ta sẽ thấy những thay đổi lớn có ảnh hưởng đến nhân loại.”

Mất kết nối với Trái Đất

Tonthoza Uganja, một chuyên gia phục hồi đất đến từ làng Yesaya ở miền Trung Malawi, nơi một cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng, với nấm và quả mọng là nguồn dinh dưỡng để sinh tồn, cây cối làm nơi trú ẩn. Bà cho biết “Chúng tôi đã dựa vào một hệ sinh thái đa dạng sinh học để phát triển”. Tuy nhiên, sự phong phú của thiên nhiên đã giảm sút một cách đáng kể và “chúng thật khủng khiếp, thật điên rồ”. Bà cũng cảnh báo rằng nếu chúng ta không hành động, đó sẽ là một hành tinh nơi chúng ta đã mất đi cội nguồn lịch sử của mình. Chúng ta không chỉ mất đi những loài quan trọng, mà còn mất đi sự kết nối với Trái Đất.

Hành động cấp bách

Các nhà khoa học khẳng định khủng hoảng đa dạng sinh học cần được xử lý khẩn cấp như biến đổi khí hậu. Alexandre Antonelli, Giám đốc khoa học tại Vườn bách thảo hoàng gia Kew ở London cho biết: “Các lãnh đạo công ty và chính trị gia dường như đều nhận ra sự cấp bách trong việc ngăn chặn sự mất mát đa dạng sinh học và thực sự quan tâm đến việc hành động.”

Đối với nhiều người, COP16 là cơ hội để các nhà lãnh đạo toàn cầu gặp gỡ và so sánh các hành động đề xuất nhằm bảo vệ đa dạng sinh học. Tuy nhiên, cho đến nay, các chính phủ chưa đạt được bất kỳ mục tiêu tự đặt ra nào về việc giảm thiểu mất mát thiên nhiên, và các chuyên gia cho rằng điều này cần phải thay đổi ngay lập tức.

Các vấn đề chính sẽ được thảo luận tại COP16 bao gồm liệu các quốc gia giàu có đáp ứng được mục tiêu đóng góp tối thiểu 20 tỷ USD hàng năm cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vào năm 2025 hay không, cũng như tất cả các quốc gia đưa ra các mục tiêu trong nước để bảo vệ đa dạng sinh học, chỉ có chưa đến 20% các quốc gia đã thực hiện điều này trước cuộc họp.

Ông Oliver tin rằng nguyên nhân gốc rễ của sự suy giảm đa dạng sinh học nằm ở cách nhìn nhận thế giới của chúng ta, và các giải pháp cũng từ đó mà ra. Thay đổi sự mất mát này đồng nghĩa với việc thay đổi cách vận hành nền kinh tế và cách hoạt động của hệ thống giáo dục, từ cách suy nghĩ đến cách nhìn nhận.

Phục hồi thiên nhiên

Nhiều chính phủ đang không ưu tiên phục hồi thiên nhiên. Vào tháng 8, một nghiên cứu cho thấy bướm, ong và dơi là một trong số các loài động vật hoang dã được hưởng lợi từ các chương trình canh tác thân thiện với thiên nhiên của Anh. Có thông tin tiết lộ rằng tháng sau chính phủ lao động Anh sẽ cắt giảm tới 100 triệu bảng từ ngân sách dành cho canh tác thân thiện với thiên nhiên để giúp bù đắp khoản thiếu hụt 22 tỷ bảng.

Giáo sư Rob Brooker, trưởng khoa học sinh thái tại Viện James Hutton, cho biết thật thất vọng khi thấy các chính phủ không ưu tiên bảo tồn thiên nhiên do những hạn chế tài chính. Ông chia sẻ: “Đa dạng sinh học là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các hành động chống biến đổi khí hậu, sức khỏe và sản xuất lương thực bền vững. Nếu không hành động, hành tinh của chúng ta sẽ càng bị suy kiệt trong những thập kỷ tới. Thế giới sẽ có nhiều người đói hơn sống trong khí hậu kém ổn định hơn và nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn.”

Giáo sư Rick Stafford từ Đại học Bournemouth, hiện là chủ tịch ủy ban chính sách của Hội sinh thái Anh, cho biết ông đã chứng kiến sự suy giảm của các loài quan trọng. Lần đầu tiên ông lặn với cá mập ở các rạn san hô của Indonesia là cách đây 20 năm. Giờ đây “chúng đã hoàn toàn biến mất, không chỉ ở Indonesia mà ở nhiều nơi khác.” Sự biến mất của chúng trở thành “bình thường mới,” nhưng có thể gây ra tác động dây chuyền cho các hệ sinh thái biển.

Theo The Guardian
Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
(Ngày Nay) - Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández tới Việt Nam là sự khẳng định ý chí của La Habana trong việc làm sâu sắc hơn nữa sự hợp tác song phương trên cơ sở mối quan hệ lịch sử anh em gắn kết nhân dân hai nước.
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
(Ngày Nay) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo thẩm định về việc thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ tại tỉnh Nam Định, mở ra tiềm năng phát triển kinh tế biển bền vững, đa ngành và toàn diện cho khu vực phía Nam của tỉnh.
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
(Ngày Nay) - Theo tờ Economist, Sanrio, công ty Nhật Bản sở hữu Hello Kitty, kiếm được gần 4 tỷ USD doanh thu từ Hello Kitty mỗi năm. Nhân vật này ước tính đã mang lại cho người tạo ra mình 80 tỷ USD trong 50 năm qua.
Liên hợp quốc cảnh báo "ngày tận thế" ở Bắc Gaza
Liên hợp quốc cảnh báo "ngày tận thế" ở Bắc Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 1/11, các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ), gồm Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Chương trình Lương thực thế giới (FAO) cùng các nhóm cứu trợ khác, đã lên tiếng cảnh báo tình hình ở phía Bắc Dải Gaza đang ở mức "thảm họa" do xung đột leo thang.