Trong suốt 80 năm cuộc đời lừng lẫy thiên hạ của Võ Tắc Thiên, người phụ nữ lừng danh thiên hạ này đã trải qua các vị trí tài nhân, chiêu nghi, hoàng phi, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng đế, thái thượng hoàng nhưng cuối cùng trước khi qua đời đã quay lại với vị trí hoàng hậu của nhà Đường theo yêu cầu của chính bà trước lúc lâm chung.
Do khi chết không phải là Hoàng đế nên Võ Tắc Thiên không có miếu hiệu. Võ Tắc Thiên được chôn cất ở Càn Lăng cùng với Hoàng đế đại Đường Cao Tông Lý Trị Hòa, cách Tây An 80 km về phía Tây Bắc.
Võ Tắc Thiên (Hình ảnh trong phim) |
Võ Tắc Thiên (624-705) tên thật là Võ Chiếu, vốn là tì thiếp của hoàng đế Đường Thái Tông. Đường Thái Tông qua đời, bà trở thành phi tần của Đường Cao Tông, tức con của Đường Thái Tông. Sủng ái vợ, vị vua này đã đưa bà lên làm hoàng hậu.
Chồng qua đời, bà nắm quyền bính. Tuy đương thời chỉ trích việc làm vợ của cả bố lẫn con, lại hoang dâm vô độ, nhưng bà thực sự là người tài. Bà biết sử dụng nhân tài, khiến đất nước Trung Hoa thịnh trị trong suốt 16 năm cầm quyền của bà.
Lăng mộ của bà hàng nghìn năm sau cũng vẫn là những dấu hỏi lớn đối với hậu thế không chỉ vì nó là lăng mộ duy nhất của các hoàng đế nhà Đường chưa bị khai quật mà ngay cả những gì lộ thiên hiển hiện trước mắt người đời cũng chứa đầy bí mật.
Lăng Càn Long hiện là một trong số ít lăng mộ còn nguyên vẹn. Lăng Càn Long nằm ở núi Lương Sơn. Nhìn từ xa, lăng mộ khổng lồ gồm dải núi như người đàn bà nằm ngủ.
Càn Lăng được xây dựng suốt 30 năm, bắt đầu từ năm 638. Đường vào Càn Lăng được bố trí bởi 103 tượng đá, trong đó có 61 tượng biểu trưng cho các bộ tộc khác nhau của Trung Hoa. Điều đáng chú ý là 61 tượng các bộ tộc đều mất đầu bởi những nhát chém. Dù nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu nhưng vẫn chưa xác định được nguyên nhân của hành động này. Nhiều khả năng do thế hệ sau phá hủy những tượng đá này. Còn nguyên nhân vì sao lại chỉ chặt đầu thì chưa rõ.
Tấm bia vô tự khổng lồ gây nhiều tranh cãi. |
Hơn 1300 năm qua, có nhiều giả thiết "giải mã" những ẩn ý bí ẩn về Vô tự bia nhưng xem ra câu chuyện huyền bí này vẫn chưa có hồi kết.
Một số sử gia gần đây nhìn nhận một cách đơn giản về tấm bia vô tự, theo đó tấm bia vốn đã được vạch ô sẵn để khắc văn bia nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà bia văn bị mất. Trải qua thời gian, mưa nắng đã bào mòn nhưng những vêt nét đánh ô vẫn còn trông thấy, ước chừng khoảng hơn 3000 từ.
Tuy nhiên, với một nhân vật lịch sử lẫy lừng như Võ Tắc Thiên, giả thiết trên không làm thỏa mãn nhiều người. Trong nhiều sách về lịch sử đều ghi nhận quan điểm của nhiều đời hậu thế về nhân vật này, cho rằng do Võ Tắc Thiên đương thời đã làm nhiều việc kinh thiên động địa, tốt xấu không phải một lúc mà luận được ra cho nên tấm bia không viết chữ nào là hàm ý để cho người đời tự đánh giá.
Một luồng ý kiến khác thì cho rằng tấm bia vô tự biểu hiện sự oán hận của vua con Đường Trung Tông Lý Hiển đối với người mẹ bất chấp thủ đoạn tàn độc, kể cả việc phế, giết con đẻ mà Lý Hiển cũng là một nạn nhân, để đạt được mưu đồ chính trị. Vậy nên, Đường Trung Tông Lý Hiển tuy không thể công khai việc oán hận đối với mẹ, nhưng khi bà chết đi cũng không thể nào viết được những lời ngon ngọt để ca tụng công đức, chọn cách dựng tấm bia không chữ để thể hiện thái độ của mình.
61 tượng các bộ tộc đều mất đầu bởi những nhát chém. |
Theo lẽ thường, sợ đời sau phá mộ, hoặc trộm cắp, nên các vua chúa thường đặt mộ ở nơi kín đáo. Những ngôi mộ lộ thiên đều đã bị trộm xâm phạm. Tuy nhiên, 1.300 năm qua, Càn Lăng vẫn vững chãi, thách đố bọn trộm.
Theo một số nhà nghiên cứu, lăng mộ được xây dựng bởi 2,3 triệu mét khối đất đá. Lăng có 2 vòng thành bao bọc. Vòng thành trong dài 5km. Lăng mộ có tới 387 phòng lộng lẫy, gồm Hiến điện, Khuyết lâu, Vương tân điện, từ đường của 61 công thần, hạ cung.
Lăng chính có 4 cửa, bố trí đường tư mã, trụ hoa biểu, tượng ngựa, lạc đà, sư tử, bia ký, trụ khắc đá... đều to lớn khác thường.
Con đường từ đầu cổng lăng đi vào cửa mộ dài 631m, lát đá xanh khổng lồ. Cửa vào chốt sắt khóa cố định. Khe hở được trám bằng sắt nung chảy, nên trộm không thể công phá được.
Ngoài ra, người dân còn truyền miệng sẽ có kết cục chết chóc nếu kẻ nào dám đụng vào ngôi mộ của Càn Lăng. Cụ thể, vào đời Ngũ Đại, thứ sử Diệu Châu là Ôn Đạo, một vị quan lớn, đã huy động binh sĩ đào hơn 10 lăng mộ nhà Đường, thu được cả núi châu báu, giàu có không kể xiết.
Sau đó, ông đã huy động hơn 2 vạn người để khai quật Càn Lăng. Quá trình đào bới khiến nhiều người chết, bệnh tật, mua gió và sét đánh suốt ngày nên lo sợ phải dừng lại.
Lịch sử thống kê được tới 17 lần ngôi mộ bị xâm phạm với quy mô lớn, còn những vụ đào trộm quy mô nhỏ thì thời nào cũng có.
Cuối đời Đường, lãnh tụ nông dân Hoàng Sào khởi nghĩa, đã huy động tới 40 vạn dân binh đào bới, hy vọng lấy được của cải nhưng không thành công, để lại những hố sâu tới 40 mét vào lòng núi.
Đời Ngũ Đại, thứ sử Diệu Châu là Ôn Đạo, một vị quan lớn, đã huy động binh sĩ đào hơn 10 lăng mộ nhà Đường, thu được cả núi châu báu, giàu có không kể xiết.
Có được nhiều cháu báu, ông ta huy động tới 2 vạn người quyết tâm khai quật Càn Lăng. Tuy nhiên, quá trình đào bới rất nhọc công, nhiều người chết, bệnh, mưa gió vần vũ, sét đánh suốt ngày, nên phải dừng lại.
Thời Quốc dân đảng, tướng Tôn Liên Trọng đã huy động một binh đoàn với thuốc nổ, phá 3 tầng nham thạch vào trong núi, song vẫn không thành công.
Tháng 7-1971, phi thuyền Apollo của Mỹ khi bay vào quỹ đạo mặt trăng đã chụp được những đốm đen ở cao nguyên Vị Bắc. Có tới 20 điểm mà vệ tinh Mỹ chụp được, nghi vấn là cơ sở bí mật sản xuất bom nguyên tử.
Tuy nhiên, năm 1981, khi thực địa, các nhà khoa học mới xác định đó là những ngôi mộ thời Hán – Đường. Đốm đen rõ nhất chính là Càn Lăng. Việc những ngôi mộ thể hiện đốm đen đã đặt ra nghi vấn, rằng trong những ngôi mộ này có rất nhiều châu báu, hoặc chứa đầy thủy ngân.
Các phiến đá được kết dính với nhau bằng cách thức vô cùng kỳ lạ, thách đố các nhà khoa học, vật lý, kiến trúc đương thời. Qua phân tích, thì thấy thứ kết dính các khối đá khổng lồ là… thép nung chảy. Thứ vật liệu kết dính kỳ lạ này khiến công trình cực kỳ bền vững, thách thức thời gian.
Người có kiến thức vật lý thông thường cũng biết rằng, dung dịch thép nung chảy ở nhiệt độ 1000 độ C, tiếp xúc với đá, sẽ khiến đá nứt vỡ, chứ không thể kết dính được.
Vì Càn Lăng chưa được khai quật, nên có vô số đồn đoán về nó. Nhà văn hóa Quách Mạt Nhược tin rằng, chắc chắn trong lăng mộ sẽ có hàng vạn thư tịch, danh họa. Theo ông, không chừng sẽ tìm được 100 quyển Thùy Củng Tập và 10 cuốn Kim Luân Tập đã thất lạc của Võ Tắc Thiên, chỉ nghe tên, chưa ai được thấy.
Theo sử sách, Đường Cao Tông là người rất yêu thích hội họa. Trước khi chết, ông yêu cầu đưa tất cả những bức họa ông thích vào Càn Lăng. Như vậy, có thể có một kho hội họa khổng lồ trong mộ.
Qua nghiên cứu của các nhà khoa học, trong số 20 lăng mộ Hán – Đường ở đây, thì duy nhất Càn Lăng chưa bị đột nhập, vì nó quá kiên cố.
Vì Càn Lăng khổng lồ hiển hiện trước mắt, thu hút hàng triệu khách tham quan, lại chưa bị khai quật, nên Càn Lăng được coi là lăng mộ bí ẩn nhất Trung Hoa cho đến hiện tại.