Những đóng góp to lớn của Ph.Ăngghen đối với sự ra đời của Triết học Mác

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sự ra đời của Triết học Mác ở những năm 40 của thế kỷ XIX không chỉ dựa trên những điều kiện khách quan như kinh tế - xã hội, tiền đề cơ bản về mặt khoa học tự nhiên, tiền đề lý luận mà còn dựa trên những điều kiện chủ quan.
Những đóng góp to lớn của Ph.Ăngghen đối với sự ra đời của Triết học Mác

Tuy nhiên, khi đánh giá công lao của những nhà mácxít thì các thế lực thù địch luôn tìm cách phủ nhận vai trò của Ph.Ăng ghen và cho rằng ông không có bất cứ đóng góp nào đối với sự hình thành triết học hoặc có thì chỉ cùng C. Mác viết chung một vài tác phẩm. Chính vì vậy việc nghiên cứu một cách đầy đủ, khoa học về cuộc đời, đóng góp của Ph.Ăngghen sẽ chứng minh rằng những luận điệu đó hoàn toàn sai trái đồng thời khẳng định những đóng góp to lớn của ông đối với kho tàng lý luận của nhân loại.

Ph.Ăngghen sinh ngày 28/11/1820 tại thành phố Bácmen tỉnh Ranh, Vương quốc Phổ (nay là nước Đức). Xuất thân trong một gia đình là chủ xưởng dệt nên đến năm1837, bố ông muốn Ph.Ăng-ghen phải dừng học để tiếp nhận công việc kinh doanh của gia đình khi chưa tốt nghiệp trung học. Nhưng với đam mê học tập, ông đã giành nhiều thời gian cho việc tự học các ngành sử học, triết học, văn học, ngôn ngữ và thơ ca.

Tháng 9/1841, Ph.Ăngghen đến Béclin, gia nhập binh đoàn pháo binh. Trong quá trình huấn luyện quân sự, ông thường xuyên đến nghe các bài giảng triết học, tham gia hội thảo về lịch sử tôn giáo ở trường Đại học Tổng hợp Béclin. Vào đầu năm 1842, Ph.Ăng-ghen bắt đầu cộng tác với tờ Rheinische Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh) lên tiếng phản kháng chế độ kiểm duyệt của Chính phủ Vương quốc Phổ, trật tự phong kiến ở Đức.

Sau thời gian phục vụ trong quân đội (08/10/1842), trên đường sang Anh Ph.Ăngghen đã thăm trụ sở tờ báo Rheinische Zeitung ở Koln đã gặp C.Mác - Tổng biên tập tờ báo. Kể từ đó Ph. Ăngghen và C.Mác trở thành hai người bạn tâm đầu, ý hợp cả về thế giới quan, nhân sinh quan và tư tưởng. Đây là nhân tố chủ quan rất quan trọng cho sự ra đời của triết học Mác.

Từ tháng 09/1844 - 03/1845, Ph.Ăng-ghen viết“Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” và nhiều bài báo khác để phân tích rõ sự phân chia xã hội thành 03 giai cấp cơ bản. Dù lúc này chưa hoàn toàn đoạn tuyệt với quan điểm của phái Hêghen trẻ, nhưng Ph. Ăngghen đã định hình việc dứt khoát từ bỏ những quan điểm duy tâm để trở thành nhà duy vật.

Tháng 2/1844, ông tham gia viết bài cho tờ tạp chí Niên giám Pháp - Đức, các bài báo đề cập đến việc áp dụng phương pháp biện chứng vào việc phân tích các quan hệ kinh tế của xã hội tư sản. Và một năm sau đó, cuốn sách “Gia đình Thần thánh” của C.Mác và Ph.Ăngghen ra đời lên tiếng phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm và phương pháp của nó, nêu luận điểm về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử.

Trong hai năm 1845 - 1846, C.Mác và Ph.Ăngghen viết chung tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” lên án mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm của Hêghen và phái Hêghen trẻ đồng thời phê phán chủ nghĩa duy vật không nhất quán của Lútvích Phoiơbắc, đưa ra những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đến năm 1848, C.Mác và Ph.Ăngghen được Đại hội II Liên đoàn những người cộng sản uỷ nhiệm cùng viết “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” - Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của giai cấp vô sản thế giới.

Thời gian sống ở Pari nhất là năm 1848, Ph.Ăngghen tham gia các hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương Liên đoàn những người cộng sản. Ông trở thành Uỷ viên của Ban lãnh đạo và là một trong những lãnh đạo Câu lạc bộ công nhân Đức được lập ra bởi Ban Chấp hành Trung ương Liên đoàn những người cộng sản vào tháng 3/1848. Lúc này ông cùng C.Mác soạn thảo “Những yêu sách của Đảng Cộng sản Đức” được Ban Chấp hành Trung ương Liên đoàn những người cộng sản thông qua như là văn kiện có tính chất cương lĩnh cho hành động của giai cấp vô sản Đức.

Tháng 4/1848, Ph.Ăngghen cùng với C.Mác trở về Đức tham gia cuộc cách mạng Đức rồi di cư sang Bỉ, Pari rồi tiếp tục đến Thụy Sĩ tham gia Đại hội các liên đoàn công nhân Đức và được bầu vào Uỷ ban Trung ương của tổ chức này.

Tháng Giêng năm 1849, Ph.Ăngghen về Đức tiếp tục hoạt động cách mạng. Đầu tháng 5 năm 1849, trước sự bùng nổ đấu tranh ở Tây và Nam nước Đức, Ph.Ăngghen đã vạch ra một kế hoạch hoạt động quân sự, thành lập quân đội cách mạng tiến hành cuộc khởi nghĩa. Ph.Ăngghen đến Elberfeld thì được bổ sung vào Ban Quân sự, trực tiếp lãnh đạo việc xây dựng công sự, trông coi tất cả các chiến luỹ trong thành phố, đồng thời kiêm nhiệm phụ trách pháo binh. Cuộc khởi nghĩa ở Tây - Nam kết thúc, Ph.Ăngghen đề xuất một kế hoạch triển khai cuộc đấu tranh cách mạng phát triển thành phong trào toàn nước Đức. Ông trực tiếp tham gia 04 trận đánh lớn trong đó có trận Rastatt tạo cảm hứng sau này viết nên tác phẩm“Luận văn quân sự” nổi tiếng.

Cuối năm 1849, Ph.Ăngghen đến Luân Đôn, được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Liên đoàn những người cộng sản. Ông đã viết hai tác phẩm “Cách mạng và phản cách mạng ở Đức”,“Cuộc chiến tranh nông dân ở Đức”. Một năm sau, Ph.Ăngghen trở về làm việc tại Văn phòng thương mại ở Anh. Ông đã giúp đỡ, hỗ trợ phần kinh phí lớn giúp C.Mác tham gia hoạt động cách mạng. Ph.Ăngghen với C.Mác trực tiếp tham gia lãnh đạo Quốc tế Cộng sản I. Ph.Ăngghen tham gia vào việc tổ chức chiến dịch bảo vệ Công xã Pari vào năm 1871. Thời kỳ này, Ph.Ăngghen đã viết một số tác phẩm có giá trị lý luận, đặc biệt là cuốn “Chống Đuy rinh” (1878) đã đóng góp công lao to lớn cho việc hoàn thiện lý luận cho chủ nghĩa Mác.

Những đóng góp to lớn của Ph.Ăngghen đối với sự ra đời của Triết học Mác ảnh 1

Sau khi C.Mác qua đời năm 1883, Ph.Ăng-ghen là người tiếp tục lãnh đạo tổ chức những người theo chủ nghĩa xã hội ở châu Âu, chuẩn bị cho in tập 2 và 3 của bộ Tư bản mà C.Mác mới chỉ dừng lại viết bản thảo. Vào những năm cuối đời, Ph.Ăngghen đã viết nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Nguồn gốc gia đình, Chế độ tư hữu và Nhà nước (1884), LútvíchPhoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1886), Biện chứng tự nhiên,Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức (1894). Lúc này ông vừa làm cố vấn vừa là người lãnh đạo của những người xã hội chủ nghĩa châu Âu.

Ph.Ăngghen đã tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa cơ hội trong các đảng công nhân, vạch trần và phê phán kịch liệt những khuyết điểm của các đảng đó, giúp các đảng đó có một phương hướng cách mạng trong công tác. Những nội dung của tác phẩm “Phê phán dự thảo Cương lĩnh của Đảng xã hội dân chủ năm 1891”, viết năm 1891 mang tầm vóc là một văn kiện quan trọng của Ph.Ăngghen lên tiếng đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội. Ông mất tại Luân Đôn vào ngày 05 tháng 8 năm 1895 thi hài sau đó được hỏa táng và thủy táng xuống biển.

Qua những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Ph.Ăngghen đã cho thấy những nhiệt thành, tâm huyết vì sự nghiệp lý luận, vì tình yêu thương con người cao cả. Mặc dù xuất thân ở tầng lớp trên nhưng từ lúc còn trẻ, ông đã sớm nhận thấy rõ bản chất căm ghét sự chuyên chế, độc đoán của quan lại nhà nước phong kiến Phổ.

Thời kỳ đến Anh làm việc, tiếp xúc với đời sống giai cấp vô sản Anh, trực tiếp chứng kiến rồi tham gia phong trào Hiến chương đã giúp ông hiểu và thông cảm với cuộc sống vất vả của những người công nhân. Cũng từ đây, tinh thần dân chủ cách mạng, vô thần, tình yêu thương những người công nhân, sự đồng cảm với cuộc sống của họ ở Ph.Ăngghen được củng cố, phát triển. Từ đó, ông quyết tâm đi theo con đường giải phóng những người lao động khỏi mọi lầm than, áp bức.

Với trí tuệ uyên thâm, thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học đã giúp C.Mác và Ph.Ăngghen tìm thấy những quy luật của vận động, phát triển trong xã hội, tự nhiên và tư duy. Đó là những điều mà những nhà khoa học trước đó và đương thời chưa nhận thấy.

Mặt khác, do sớm tiếp xúc với đời sống thực tiễn và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, chứng kiến, tham gia lãnh đạo nhiều phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân châu Âu khi ấy, C.Mác và Ph.Ăngghen luôn tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh, niềm tin, lý tưởng cách mạng, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân - những người đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại đương thời - có sứ mệnh lịch sử lật đổ chế độ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới không còn người bóc lột người, người áp bức người,..Sự hội tụ những điều đó đã giúp C.Mảc và Ph.ăngghen là những nhân tố chủ quan đóng vai trò quan trọng nhất cho sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng. Sự ra đời ấy là tất yếu khách quan mang tính lịch sử, là kết quả của sự phản ánh thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và là sự phát triển hợp quy luật của lịch sử tư tưởng nhân loại.

Mặc dù Ph.Ăng-ghen luôn khiêm tốn tự nhận là “cái tôi thứ hai”, là “cây đàn thứ hai” của C. Mác nhưng nhìn vào những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp của C.Mác, với nền lý luận thế giới ta thấy được vai trò to lớn của ông. Toàn bộ học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học rất nghiêm túc và đồ sộ, giải đáp được nhiều vấn đề mà nhân loại đặt ra.

Ph.Ăngghen là người đã cùng C.Mác và độc lập với C.Mác xây dựng thành công một học thuyết hoàn chỉnh, chặt chẽ và chính xác, trong đó tính khoa học thống nhất với tính cách mạng triệt để dựa trên sự kế thừa những giá trị tích cực của các trào lưu tư tưởng tốt đẹp nhất của nhân loại những năm 40 của thế kỷ XIX (triết học Đức, kinh tế chính trị Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp) và tổng kết thực tiễn trong thời đại mình. Thời đại ngày nay có nhiều đổi thay, thực tiễn biến đổi nhanh, khó lường, chủ nghĩa xã hội hiện thực đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, khoa học, công nghệ phát triển rất nhanh, nhưng những giá trị bền vững của triết học Mác vẫn còn nguyên ý nghĩa

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?