Địp dầu năm mới là thời điểm bạn không nên bỏ qua các chuyến du xuân đầy hứng khởi. Có rất nhiều điểm đến hấp dẫn, cảnh sắc nhẹ nhàng, quyến rũ hứa hẹn chuyến đi sẽ đầy trải nghiệm và khám phá.
Bạn có thể chọn những phút giây yên bình, hạnh phúc hòa mình với thiên nhiên kỳ vỹ của núi rừng Tây Bắc. Hoặc lựa chọn những nơi linh thiêng như đền, chùa để cầu bình an, may mắn.
Chùa Hương (Hà Nội)
Khai hội từ mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch, lễ hội chùa Hương là lễ hội lớn nhất và diễn ra dài nhất trong năm, được tổ chức tại khu danh thắng Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chùa Hương là một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể cấu trúc kết hợp vừa thiên nhiên, vừa nhân tạo bao gồm núi, đồi, hang, động, suối rừng, chùa tháp...
Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.
Chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa nằm trên núi Bái Đính ở Gia Viễn - Ninh Bình. Chùa với nhiều kỷ lục được xác lập bởi Trung tâm kỷ lục Việt Nam như: Khu chùa rộng nhất Việt Nam; Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á; hai quả chuông lớn nhất Đông Nam Á; chùa có nhiều tượng La Hán lớn nhất Việt Nam; Khu chùa có giếng lớn nhất Việt Nam...
Với kiến trúc hoành tráng, đồ sộ, mang đậm bản sắc truyền thống, nơi đây đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của Ninh Bình. Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 Tết, khai mạc ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3.
Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.
Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố đô.
Chùa Tây Thiên (Vĩnh Phúc)
Chùa Tây Thiên nằm trên vùng đất thiêng thuộc dãy Tam Đảo – Vĩnh Phúc. Đây là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam. Cảnh sắc thiên nhiên ở chùa Tây Thiên cũng kỳ thú, thanh bình và ngoạn mục trong mọi khoảnh khắc.
Du khách thập phương đến đây hành hương, cúng bái, cầu tài, cầu lộc. Với với mỗi người, chuyến hành hương Tây Thiên sẽ đều tràn ngập niềm hỷ lạc, an bình tự tại.
Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh)
Chùa Ba Vàng là một trong những đền chùa ở Quảng ninh rất nổi tiếng, nằm trên núi Ba Vàng, phường Quang Trung, TP Uông Bí. Ngôi chùa có tòa chính điện được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam thuộc quần thể của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Khí hậu mát mẻ, cảnh sắc nên thơ cùng với những giá trị về lịch sử, tâm linh, Chùa Ba Vàng đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch tâm linh ở Việt Nam thu hút đông đảo du khách ở mọi lứa tuổi.
Yên Tử (Quảng Ninh)
Điểm đến đỉnh thiêng Yên Tử thu hút hàng triệu khách thập phương mỗi mùa khai hội. Núi Yên Tử (1.068 m) là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam".
Khu di tích danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần thuộc xã Thương Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Hệ thống cáp treo 2 chặng từ bến Giải Oan đến chùa Hoa Yên và từ chùa Hoa Yên tới khu vực tượng An Kỳ Sinh đã được nâng cấp, đảm bảo việc vận hành trơn tru. Đồng thời ban tổ chức cũng đã tăng cường hệ thống chiếu sáng trên đường từ cầu Giải Oan lên đến tận chùa Đồng nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng âm lịch và kéo dài đến cuối tháng 3 âm lịch. Sau phần nghi lễ long trọng của lễ hội tổ chức dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với chùa Đồng ở trên đỉnh núi. Du khách đến hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ. Thú vui "như hội" là leo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Ðồng.
Chùa Hang (Thái Nguyên)
Chùa Hang nằm ngay trung tâm thị trấn Đồng Hỷ, huyện Đồng Hỷ, thàng phố Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 3km về phía Bắc. Chùa Hang mang đậm dấu ấn của một ngôi chùa miền sơn cước, đã được tuyển chọn đưa vào danh sách 100 ngôi chùa Việt Nam tiêu biểu xuất bản năm 2011 và được công nhận là di tích thằn cảnh cấp quốc gia năm 1999.
Chùa Hang thu hút du khách nhất trong những ngày lễ hội thường vào ngày 20 tháng giêng âm lịch hàng năm với nhiều hoạt động như: rước kiệu tắm Phật, chúng sinh dâng hương, thi đấu vật, bắn cung, kéo co hay leo núi ngắm cảnh…
Chùa Hà (Hà Nội)
Chùa Hà còn được nhiều người gọi bằng cái tên chùa cầu duyên. Đa phần những người tới nơi đây là những học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi. Họ đến để câu duyên cho bản thân mình.
Chùa trên địa bàn phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy được nhiều người dân Hà Nội biết và đến lễ vào những dịp Tết, ngày rằm. Đến đây không chỉ có những người đang cô đơn, lẻ bóng, những người không may trong chuyện gia đình, mà còn cả những đôi bạn trẻ đến cầu mong cho chuyện tình cảm tốt đẹp hơn.
Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)
Chùa ở phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ 17). Theo lịch sử, chùa được bà Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế.
Chùa Bút Tháp có nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ độc đáo tài tình, có nhiều tượng Phật và cổ vật quý. Pho tượng Quan Âm trong chùa cao 3,7m, có 11 đầu, 42 bàn tay lớn và 958 tay nhỏ. Mỗi bàn tay có một mắt, độc đáo là nhịp điệu mỗi cánh tay không giống nhau.
Tượng được đặt trên toà sen Rồng đội, đằng sau là vầng hào quang toả sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một thuỷ cung. Toà "Cửu phẩm Liên Hoa" bằng gỗ, gồm 9 tầng có khắc tượng phật xung quanh.Đặc biệt là nó có thể quay được và không hề phát ra tiếng kêu dù được làm từ mấy thế kỷ.
Vân Trang
Chùa Hà
Chùa Hà còn được nhiều người gọi bằng cái tên chùa cầu duyên. Đa phần những người tới nơi đây là những học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi. Họ đến để câu duyên cho bản thân mình.
Những đền chùa không thể bỏ qua khi du xuân ở miền Bắc
Chùa trên địa bàn phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy được nhiều người dân Hà Nội biết và đến lễ vào những dịp Tết, ngày rằm. Đến đây không chỉ có những người đang cô đơn, lẻ bóng, những người không may trong chuyện gia đình, mà còn cả những đôi bạn trẻ đến cầu mong cho chuyện tình cảm tốt đẹp hơn.
7. Chùa Bút Tháp
Chùa ở phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ 17). Theo lịch sử, chùa được bà Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế.
Những đền chùa không thể bỏ qua khi du xuân ở miền Bắc
Chùa Bút Tháp có nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ độc đáo tài tình, có nhiều tượng Phật và cổ vật quý. Pho tượng Quan Âm trong chùa cao 3,7m, có 11 đầu, 42 bàn tay lớn và 958 tay nhỏ. Mỗi bàn tay có một mắt, độc đáo là nhịp điệu mỗi cánh tay không giống nhau.
Tượng được đặt trên toà sen Rồng đội, đằng sau là vầng hào quang toả sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một thuỷ cung. Toà "Cửu phẩm Liên Hoa" bằng gỗ, gồm 9 tầng có khắc tượng phật xung quanh.Đặc biệt là nó có thể quay được và không hề phát ra tiếng kêu dù được làm từ mấy thế kỷ.