Làm giảm các chất dinh dưỡng của thực phẩm
Sử dụng lò vi sóng để hâm thức ăn nhiều lần có thể làm giảm sút lượng dưỡng chất có trong thực phẩm. Do sự nung nóng điện môi của lò vi sóng mà các thành phần dưỡng chất trong thực phẩm sẽ dần bị biến đổi và mất đi.
Lò vi sóng làm nóng đồ ăn bằng cách xoay các phân tử nước qua lại. Và trong quá trình xoay qua xoay lại, các phân tử nước sẽ cọ xát vào nhau và tạo ra ma sát, là nguồn sản sinh nhiệt năng và dần dần làm thực phẩm nóng lên. Điều này khiến cho các cấu trúc phân tử trong thức ăn bị thay đổi và kết quả là giảm hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm.
Sử dụng lò vi sóng để hâm thức ăn nhiều lần có thể làm giảm sút lượng dưỡng chất có trong thực phẩm. |
Giảm lượng vitamin B-12 trong thực phẩm
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry, các nhà khoa học đã tiến hành kiểm tra tác động của nhiệt vi sóng đối với lượng vitamin B-12 trong các thực phẩm như thịt bò sống, thịt lợn và sữa. Kết quả cho thấy khi hâm nóng sữa hoặc thịt trong lò vi sóng thì lượng vitamin B-12 sẽ bị mất khoảng 30 - 40 %.
Lò vi sóng làm thay đổi nhịp tim
Đây cũng là một trong những tác động tiêu cực khi dùng lo vi sóng để nấu nướng. Với tần số thường là 2.45 GHZ, sóng vi sóng có thể gây hại đến cơ thể con người.
Một nghiên cứu được tiến hành bởi TS. Magda Havas tại Trường Đại học Trent (Canada) chỉ ra, mức độ bức xạ phát ra từ lò vi sóng ảnh hưởng đến cả nhịp tim của bạn. Do đó, khi bạn thấy hiện tượng bất thường như đau ngực hay nhịp tim không ổn định thì bạn cần phải ngừng sử dụng lò vi sóng ngay lập tức.
Những lưu ý khi sử dụng lò vi sóng:
- Chỉ sử dụng dụng cụ được sản xuất đặc biệt chuyên cho lò vi sóng. Khay, đĩa, tô thủy tinh, sứ và nhựa đều cần phải được dán nhãn sử dụng cho lò vi sóng. Khôngbao giờ dùng tô, đĩa chất liệu kim loại trong lò vi sóng vì nó có thể gây ra tia lửa.
- Không bao giờ dùng các tô, khay nhựa như hộp bơ và các loại hộp dùng một lần để quay thức ăn trong lò vi sóng. Các dụng cụ loại này khi gặp nhiệt độ cao có thể tan chảy, khiến các hóa chất độc hại ngấm vào thức ăn.
- Nên dùng đồ nấu to hơn món ăn để khỏi tràn ra ngoài. Không bao giờ sử dụng túi nilon mỏng, các hộp xốp, bao giấy nâu vì hóa chất độc từ các thứ này khi nóng có thể khuếch tán vào thức ăn.
Không nên đặt lò dưới đất, nơi có độ ẩm cao hoặc sát các đồ điện khác. Tránh để thực phẩm trào ra làm hỏng lò. Muốn lò vi sóng bền và an toàn, cần cắm thiết bị này vào một nguồn điện riêng, ổ cắm phải chắc chắn, tốt nhất là ổ gắn cố định trên tường. Không nên để thức ăn trong túi nhựa hoặc túi giấy khi đưa vào lò. Nếu có khói xuất hiện trong lò, nên tắt nguồn ngay. Luôn luôn tắt lò vi sóng trước khi mở cửa lò.
Hoàng Thúy (t/h)
>>> Xem thêm:
7 tác hại chết người của thói quen cắn móng tay