Núi lửa phun trào dung nham cao 1.500 m

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Etna - ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất châu Âu, đã gây ra một trong những vụ phun trào nổi bật nhất trong nhiều thập kỷ.
Cột tro bụi và dung nham trên núi Etna. Ảnh: The Guardian
Cột tro bụi và dung nham trên núi Etna. Ảnh: The Guardian

Những vụ phun trào ngoạn mục của núi Etna, cao hơn 3.000 m, đã đạt đến đỉnh điểm vào thứ Hai tuần này khi phun các cột dung nham cao đến 1.500 m, khiến nhiều chuyên gia phải cảm thấy kinh ngạc.

Ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở châu Âu đang phun ra dung nham nóng chảy và một lượng lớn tro bụi, lan tới tận Catania.

Ông Marco Neri, một chuyên gia về núi lửa và là thành viên của Viện Vật lý Địa cầu Italia ví von núi lửa Etna đang trình diễn một chương trình ánh sáng.

Núi lửa phun trào dung nham cao 1.500 m ảnh 1

Dung nham núi lửa Etna nhìn từ thành phố Catania.

“Đây chắc chắn là vụ nổ lớn nhất ở miệng núi lửa phía nam được phát hiện vào năm 1971. Chúng tôi đã không thấy những vụ nổ cao như vậy trong nhiều năm. Hiện tại, vụ phun trào không gây nguy hại tới người dân, ngoài việc tro bụi có thể gây khó thở trong vài giờ", ông Neri cho biết.

“Đó chắc chắn là một trong những vụ phun trào ngoạn mục nhất trong những thập kỷ gần đây”, ông Boris Behncke, nhà núi lửa học tại Viện Vật lý Địa cầu cho biết. “Nhưng vụ phun trào nằm trong hoạt động bình thường của ngọn núi lửa này. Etna đang làm những việc rất bình thường, ngay cả khi mọi thứ dường như lớn hơn, mạnh hơn, sặc sỡ hơn và đe dọa hơn”.

Núi lửa phun trào dung nham cao 1.500 m ảnh 2

Mặt trăng bị dung nham và khói bụi che mờ. Ảnh: AP

Theo các nhà khoa học, núi lửa Etna đang phun ra magma nguyên thủy, một thuật ngữ dùng để chỉ các loại magma có thành phần thay đổi ít so với thành phần của lớp phủ Trái đất nơi chúng hình thành. Vì lý do này, nó có khả năng tạo ra những vòi phun dung nham cao ấn tượng.

“Loại magma này đã từng được nhìn thấy trước đây và đây là thứ tạo ra những vòi phun dung nham rất cao. Vào năm 1789, các vòi phun dung nham đã đạt đến độ cao 3.000 m. Người ta nói rằng dung nham thắp sáng bầu trời đến mức có thể đọc được chữ ngay cả vào ban đêm", ông Behncke nói.

Các vụ phun trào thường xuyên của núi Etna đôi khi đã thay đổi cảnh quan khu vực đông nam đảo Sicily.

Lần phun trào dài nhất được ghi nhận xảy ra vào tháng 7 năm 1614, khi các hoạt động núi lửa kéo dài 10 năm và thải ra hơn 1 tỷ m3 dung nham, có diện tích 21 km2.

Vụ phun trào được biết đến nhiều nhất và có sức hủy diệt lớn nhất xảy ra vào năm 1669, khi dung nham, kèm theo động đất, chôn vùi hàng chục thị trấn và thậm chí tràn ra biển.

Theo The Guardian
Các điều tra viên thuộc Cơ quan chống tham nhũng nhà nước Hàn Quốc tiến vào tư dinh Tổng thống bị luận tội để thực thi lệnh bắt giữ ông Yoon Suk Yeol, tại Seoul, ngày 3/1/2025. Ảnh: YONHAP.
Cảnh sát Hàn Quốc thực thi lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol
(Ngày Nay) - Ngày 3/1, các điều tra viên và cảnh sát Hàn Quốc đã tiến vào dinh thự của Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol liên quan đến nỗ lực áp đặt lệnh thiết quân luật bất thành vào tháng trước. Đây là lần đầu tiên lực lượng chức năng nước này tìm cách bắt giữ một tổng thống đương nhiệm.
 Tên lửa Iran được phóng trong một cuộc diễn tập quân sự ở miền Nam nước này ngày 19/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN.
Chiến lược "Vành đai lửa" của Iran đang sụp đổ?
(Ngày Nay) - Sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023, chiến lược "vành đai lửa" của Iran đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Các lực lượng dân quân thân Tehran như Hamas, Hezbollah bị suy yếu, đồng minh Syria thay đổi chính quyền, trong khi chương trình hạt nhân bị đe dọa đã khiến tham vọng ở Trung Đông của Tehran bị lung lay.