Ô nhiễm không khí và lời giải đáp

(Ngày Nay) - Chất gây ô nhiễm trong không khí không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy và chúng đến từ nhiều nguồn khác nhau.
Khí nhà kính là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu của Trái Đất. Ảnh: Peter Essick, Nat Geo Image Collection.
Khí nhà kính là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu của Trái Đất. Ảnh: Peter Essick, Nat Geo Image Collection.

Theo báo cáo “Tình trạng không khí” của Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ năm 2024, người dân ở Mỹ đang trải qua nhiều ngày có chất lượng không khí “rất không lành mạnh” và “nguy hiểm” nhất do ô nhiễm bụi trong 25 năm qua. Báo cáo cũng cho thấy có đến 131 triệu người đang sống ở những khu vực chất lượng không khí không lành mạnh.

Nguyên nhân sụt giảm chất lượng không khí dạo gần đây vẫn chưa được xác định rõ ràng, có thể liên quan đến số lượng lớn các vụ cháy rừng, sự ấm lên của Trái Đất, và sự gia tăng trong tiêu dùng của con người.

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là sự pha trộn giữa các hạt bụi và khí đốt, có thể gây hại cả trong nhà và ngoài trời. Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc bệnh và làm tăng nhiệt độ toàn cầu. Các chất gây ô nhiễm phổ biến bao gồm bồ hóng, khói, nấm mốc, phấn hoa, khí metan, và khí CO2.

Ở Mỹ, chỉ số chất lượng không khí (AQI) là một thước đo mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời, đánh giá điều kiện không khí của các quốc gia dựa trên nồng độ của 5 chất gây ô nhiễm chính: ozon tầng đối lưu, bụi mịn (PM), khí CO, khí SO2 và khí NO2. Một số chất này cũng gây ra ô nhiễm không khí trong nhà, cùng với khí radon, khói thuốc, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs), khí Formaldehyde (H2CO), amiăng...

Mối nguy hại sức khỏe toàn cầu

Không khí kém chất lượng có thể dẫn đến tử vong. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2016, ô nhiễm không khí gây ra khoảng 4,2 triệu ca tử vong sớm mà 90% trong số đó thuộc các quốc gia có mức thu nhập thấp hoặc trung bình. Ô nhiễm không khí có mối liên kết với tỷ lệ gia tăng mắc bệnh ung thư, tim mạch, đột quỵ và các bệnh hô hấp như hen suyễn. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ dự tính, gần 134 triệu người (hơn 40% dân số) đang đối mặt với nguy cơ mắc bệnh và tử vong sớm do ô nhiễm không khí tại Mỹ.

Bên cạnh những tác động từ sự tiếp xúc lâu dài, ô nhiễm không khí cũng có thể gây ra những triệu chứng như hắt xì, ho, kích ứng mắt, đau đầu, chóng mặt. Bụi mịn (PM) nhỏ hơn 10 micromet (được phân loại là bụi mịn PM10 và nhỏ hơn bụi mịn PM 2.5) gây rủi ro lớn hơn vì chúng có thể bị hít sâu vào trong phổi và xâm nhập vào máu.

Chất gây ô nhiễm không khí ít tác động trực tiếp tới sức khỏe nhưng lại góp phần làm biến đổi khí hậu. Sóng nhiệt, thời tiết cực đoan, gián đoạn nguồn cung thực phẩm và các tác động khác liên quan khí nhà kính có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Báo cáo "Đánh giá khí hậu quốc gia lần thứ tư" của Hoa Kỳ năm 2018 chỉ ra rằng biến đổi khí hậu có thể tăng nguy cơ người Bắc Mỹ tiếp xúc với bọ ve gây bệnh Lyme và muỗi truyền virus như West Nile, chikungunya, sốt xuất huyết và Zika.

Tác động đến môi trường

CO2 là khí phổ biến nhất trong khí nhà kính và bẫy nhiệt trong khí quyển, góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Lượng khí CO2 con người thải vào khí quyển trong vòng 150 năm qua cao hơn nhiều so với lượng CO2 hàng trăm nghìn năm trước.

Ngoài ra, các khí nhà kính khác còn bao gồm metan, bắt nguồn từ bãi rác, khu công nghiệp khí đốt tự nhiên; khí thải từ vật nuôi và khí CFCs (chlorofluorocarbons) từng được sử dụng trong chất làm lạnh, chất đẩy khí dung cho đến khi bị cấm vào cuối những năm 1980 vì gây hại đến tầng ozon của Trái Đất.

Chất gây ô nhiễm khác liên quan đến biến đổi khí hậu là SO2, một thành phần của sương mù. SO2 và các hóa chất là nguyên nhân chính gây mưa axit. Tuy nhiên chúng cũng phản xạ ánh sáng khi được thải vào khí quyển giúp ngăn chặn ánh sáng thoát ra và tạo hiệu ứng làm mát. Các vụ phun trào núi lửa có thể thải ra một lượng lớn khí SO2 vào khí quyển, đôi khi gây ra hiện tượng làm mát kéo dài nhiều năm. Thực tế, núi lửa từng là nguồn thải SO2 chính trong khí quyển.

Tùy theo cấu tạo hóa học, các hạt bụi trong không khí cũng có thể gây ra các tác động trực tiếp ngoài biến đổi khí hậu. Chúng có thể biến đổi hoặc làm cạn kiệt dinh dưỡng của đất và nước, làm hại rừng và cây trồng, phá hủy các biểu tượng văn hóa như di tích và tượng đài.

Giải pháp

Các quốc gia trên thế giới đang giải quyết các hình thức khác nhau của ô nhiễm không khí. Trung Quốc đang có những bước tiến lớn trong việc làm sạch bầu trời đầy khói bụi sau nhiều năm mở rộng ngành công nghiệp bằng cách đóng cửa hoặc hủy bỏ các nhà máy điện than. Ở Mỹ, California đi đầu trong việc đặt ra tiêu chuẩn khí thải nhằm cải thiện chất lượng không khí, đặc biệt tại những nơi nổi tiếng khói bụi như Los Angeles.

Trong mỗi gia đình, con người có thể tránh ô nhiễm không khí trong nhà bằng cách tăng thông gió, kiểm tra khí radon, sử dụng máy lọc không khí, bật quạt thông gió ở bếp, nhà tắm và tránh hút thuốc.

Theo National Geographic
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.