Ông Tập Cận Bình 'làm nóng' Biển Đông giữa Washington

Trước cuộc hội đàm Mỹ-Trung tại Washington, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngang nhiên tuyên bố "không chấp nhận hành vi vi phạm chủ quyền dưới danh nghĩa thực thi tự do hàng hải".
Ông Tập Cận Bình 'làm nóng' Biển Đông giữa Washington

Trong cuộc họp báo trước thềm hội đàm Mỹ-Trung trong bên lề hội nghị thượng đỉnh hạt nhân ở thủ đô Washington, khi được hỏi về việc Mỹ tuần tra ở Biển Đông, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng ông hy vọng Mỹ "nghiêm chỉnh" chấp hành cam kết không tham gia vào các vấn đề chủ quyền.

Thay vào đó, hai nước phải đóng vai trò xây dựng nhằm duy trì hoà bình và ổn định, cũng như "không chấp nhận hành vi vi phạm chủ quyền dưới danh nghĩa thực thi tự do hàng hải".

Ông Tập Cận Bình 'làm nóng' Biển Đông giữa Washington ảnh 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị thượng đỉnh về An ninh Hạt nhân diễn ra tại Mỹ.

Tuy nhiên, Bắc Kinh thừa nhận các cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo nhằm phục vụ cả mục đích quân sự lẫn dân sự.

Ông Tập Cận Bình cũng ngang nhiên tuyên bố kiên quyết bảo vệ cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Theo ông, tranh chấp trên Biển Đông chỉ có thể được giải quyết một cách hòa bình thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên.

Mặc dù Trung Quốc miêu tả cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung sẽ mang "có tinh thần xây dựng", song hai bên còn nhiều khác biệt về Biển Đông.

Về phía Mỹ, các quan chức bày tỏ lo ngại rằng các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông đi ngược với cam kết không quân sự hóa đưa ra trước đó của ông Tập trong chuyến thăm Mỹ vào năm ngoái.

“Chúng tôi rất lấy làm quan ngại về hoạt động quân sự hóa tại Biển Đông”, Trợ lý chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama Ben Rhodes phát biểu.

Trợ lý Rhodes khẳng định “Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến các diễn biến trên, những hoạt động này không phù hợp với cam kết cần tránh và phi quân sự hóa Biển Đông. Đây là chủ đề quan trọng trong cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung”.

Ông Obama cũng lên tiếng cho biết “Chúng tôi sẽ chia sẻ một cách cởi mở về các lĩnh vực mà chúng tôi còn khác biệt, những vấn đề như nhân quyền, an ninh mạng và các vấn đề hàng hải”.

Washington đã tiến hành hai cuộc tuần tra tự do hàng hải quan trọng tính từ tháng 10/2015, áp sát khu vực 12 hải lý các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp phi pháp trên Biển Đông.

Đây được coi như đáp trả những động thái của Trung Quốc khi liên tục đưa vũ khí trái phép ra khu vực đảo thuộc chủ quyền Việt Nam và đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp phi pháp trong thời gian qua. Bên cạnh đó Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố chủ quyền toàn bộ Biển Đông, gây nên sự phản đối của nhiều nước trong khu vực.

Ngoài vấn đề Biển Đông, Washington và Bắc Kinh còn thảo luận một số các vấn đề quốc tế quan trọng, trong đó phải kể đến việc gia tăng áp lực lên Triều Tiên sau một loạt vụ thử vũ khí hạt nhân gần đây.

Minh Vương

Google đối diện rắc rối pháp lý mới
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
(Ngày Nay) -  Ngày 6/1, Google cho biết công ty con này của Alphabet đang phải đối mặt với khiếu nại thứ hai từ tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Mỹ.
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
(Ngày Nay) - Điện ảnh Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những tác phẩm nội địa mà còn đối diện với làn sóng mạnh mẽ từ các nền điện ảnh châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.