Ông Tập rũ bỏ lớp áo 'chiến lang' khi trở lại vũ đài thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau hơn 1.000 ngày tham gia hội nghị qua video, gọi điện và gửi điện tín, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trở lại vũ đài quốc tế, tham gia vào một loạt các cuộc họp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 trong tuần này.
Ông Tập rũ bỏ lớp áo 'chiến lang' khi trở lại vũ đài thế giới

Nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như có một sách lược ngoại giao mới, một sách lược nhẹ nhàng hơn chính sách "chiến lang" mà các nhà ngoại giao theo đường lối cứng rắn của Bắc Kinh đã tiến hành trong nhiệm kỳ vừa qua.

Kết thúc Đại hội Đảng XX, ông Tập bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba của mình bằng cách vạch ra một chính sách đối ngoại mới mà không phải băn khoăn liệu bản thân có thể hiện hình ảnh yếu kém trước các đối thủ trong nước hay không.

“Trung Quốc đánh giá cao thiện chí gần đây của Australia trong việc cải thiện và phát triển quan hệ song phương,” ông Tập nói với Thủ tướng Anthony Albanese hôm thứ Ba. “Hai bên có tiềm năng to lớn trong hợp tác kinh tế và thương mại".

Cái bắt tay giữa hai nhà lãnh đạo đánh dấu một bước ngoặt cho mối quan hệ vốn trở nên xấu đi trong những ngày đầu của đại dịch, khi Trung Quốc phản ứng gay gắt trước đề nghị của Australia về việc mở một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của COVID-19.

Trung Quốc tận dụng sức mạnh kinh tế của mình, từ chối nhận hàng hóa và dịch vụ trị giá hàng tỷ đô la của Australia. Nỗ lực trừng phạt chính quyền Canberra đã phản tác dụng. Chính phủ Australia đã từ bỏ chính sách ngoại giao cân bằng và ký hiệp ước an ninh AUKUS với Mỹ và Vương quốc Anh, củng cố bản thân trong liên minh phương Tây.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói rõ rằng ông muốn thay đổi tình hình.

“Mối quan hệ Trung Quốc và Australia đã gặp khó khăn trong vài năm qua, điều mà cả hai bên đều không muốn thấy” ông nói. “Cải thiện và thúc đẩy quan hệ song phương không chỉ phục vụ lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước mà còn có lợi cho hòa bình và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên toàn thế giới”.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc lưu ý rằng chưa bao giờ có xung đột lợi ích cơ bản giữa Trung Quốc và Australia. Ông khẳng định rằng hai nước có cơ cấu kinh tế bổ sung cho nhau rất cao và cả hai đều tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.

Đây là lần đầu tiên sau 6 năm, ông Tập ngồi lại với một thủ tướng Australia trong một cuộc gặp chính thức. Lần cuối cùng như vậy là tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào năm 2016 tại Hàng Châu, Trung Quốc.

Sự xuất hiện của một chính quyền thuộc đảng Lao động ở Canberra, một chính quyền mà phía Bắc Kinh coi là ít đối đầu hơn so với chính phủ của người tiền nhiệm Scott Morrison, được coi như một cơ hội để thay đổi hướng đi.

Hôm thứ Ba, ông Tập cũng có cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm đến "kế hoạch táo bạo" của Hàn Quốc, cung cấp viện trợ kinh tế cho Triều Tiên, nếu nước này ngồi vào bàn đàm phán. Ông Tập nói rằng sẽ ủng hộ kế hoạch và hợp tác để hiện thực hóa nó nếu Triều Tiên chấp nhận lời đề nghị.

Tổng thống Hàn Quốc nói rằng ông mong muốn Trung Quốc đóng một vai trò tích cực và mang tính xây dựng hơn khi Triều Tiên đang leo thang các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa.

Trong khi đó, ông Tập cho biết Trung Quốc sẽ tăng tốc đàm phán hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc.

“Có một sự thay đổi trong giọng điệu", Richard McGregor, một thành viên cấp cao về Đông Á tại Viện Lowy, nói về quan điểm và phát ngôn của ông Tập tại Bali. "Cách tiếp cận trong quá khứ đã không hiệu quả. Ngay cả người Trung Quốc, dù có năng lực đến đâu, cũng có thể đồng ý rằng hầu hết các nước phát triển trên thế giới, ở châu Âu, châu Á và Mỹ, đều quay lưng lại với họ một cách đột ngột, cả về chính trị và về mặt dư luận, đó không phải là một cách tiếp cận đúng đắn. Ngay cả Trung Quốc cũng cần bạn bè".

Một lý do khiến lãnh đạo Trung Quốc có thể đang tìm kiếm một môi trường chính sách đối ngoại bình tĩnh hơn là bởi vì ông không thể để cho chiến lược đối nội hàng đầu của mình về “sự thịnh vượng chung” bị phân tâm.

Chính sách kinh tế đặc trưng của ông Tập tìm cách giảm bất bình đẳng thu nhập và chia lợi nhuận tốt hơn, nhưng chắc chắn không được lòng giới tài phiệt Trung Quốc. Cách tiếp cận dựa trên chính sách là một sự khác biệt so với cung cách truyền thống vốn cho phép các cơ chế thị trường hoạt động trong nền kinh tế Trung Quốc và làm các nhà đầu tư lo sợ.

"Để nâng cao nhu cầu và giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong kinh tế chính trị, ông Tập cần phân phối lại thành quả của kỷ nguyên tăng trưởng cao của Trung Quốc cho các hộ gia đình và người nghèo. Nhưng làm như vậy có nguy cơ ảnh hưởng đến sự cân bằng của chính tăng trưởng và cả các nguồn lực trước mắt để giải quyết bối cảnh quốc tế cạnh tranh mới", Phó giáo sư Lauren Johnston từ Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Sydney, cho biết.

Giáo sư Ishii Masafumi tại Đại học Gakushuin của Tokyo, cũng chỉ ra sự thay đổi trong cách tiếp cận của Bắc Kinh đối với Mỹ. “Trung Quốc đã không phản ứng ngay lập tức với những hạn chế mới của Washington đối với chất bán dẫn”, ông Ishii nói.

Trước đây, chính quyền Bắc Kinh sẵn sàng "ăn miếng trả miếng" mỗi khi cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt các sắc thuế chống lại Trung Quốc.

Việc ông Tập dành hơn 3 giờ đồng hồ với Tổng thống Joe Biden vào tối thứ Hai báo hiệu rằng Bắc Kinh muốn giải quyết nhiều vấn đề gây tranh cãi giữa hai bên và tránh hiểu lầm. Việc Đảng Dân chủ của ông Biden thể hiện tốt hơn mong đợi trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có thể đã thuyết phục phía Trung Quốc gắn bó sâu hơn với chính quyền Biden.

Tuy nhiên, chuyên gia Richard McGregor cho biết các mục tiêu hoặc tham vọng cơ bản của Trung Quốc không thay đổi. “Ý tưởng rằng chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên ổn định mới là sai lầm. Thay vào đó, có một nỗ lực cho việc cân bằng ngoại giao".

Phía Mỹ dường như nhận thức được dấu hiệu này. Gần như bị lạc trong dòng chảy hoạt động ở Bali là thông cáo do Nhà Trắng công bố có tiêu đề "Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Indonesia" sau khi ông Biden gặp Tổng thống Joko Widodo.

Trong đó, Mỹ cho biết họ sẽ giúp Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia mua máy bay không người lái, đào tạo phi công và nâng cao kỹ năng bảo trì để nâng cao năng lực nhận thức về lĩnh vực hàng hải của cơ quan này.

Giáo sư Ishii Masafumi cho biết đây là động thái nhằm răn đe Trung Quốc.

“Indonesia kiểm soát các vị trí chiến lược nếu eo biển Malacca bị phong tỏa trong trường hợp nổ ra xung đột tại Đài Loan. Mặc dù nỗ lực giải quyết cạnh tranh Mỹ-Trung thông qua đối thoại là một bước phát triển đáng hoan nghênh, nhưng điều quan trọng là phải để phía Trung Quốc cảm nhận được nguy cơ thất bại bằng cách tăng cường răn đe", ông Ishii nhận định.

Theo Nikkei Asia
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.