Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.

Nếu chiến thắng, Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên làm Tổng thống Mỹ. Còn nếu ông Donald Trump chiến thắng, ông sẽ là tổng thống thứ hai trong lịch sử giành được nhiệm kỳ thứ hai sau khi thất bại trong lần tái cử đầu tiên.

Ông Mark Updegrove, chuyên gia về tổng thống Mỹ của ABC News, phát biểu: “Ta thường nghe nói cứ mỗi bốn năm lại có một cuộc bầu cử quan trọng nhất trong đời, nhưng tôi chắc chắn rằng đây là cuộc bầu cử quan trọng nhất trong đời tôi và có lẽ là quan trọng nhất kể từ năm 1860 khi Abraham Lincoln được bầu và số phận của quốc gia đang ở thời điểm mang tính quyết định”.

Ông Updegrove cho rằng tính lịch sử của cuộc đua năm 2024 không chỉ vì lý lịch của bà Harris và ông Trump mà quan trọng hơn là những gì mà nền dân chủ và ngoại giao của Mỹ phải đối mặt.

Ông bình luận: “Trong đời mình, tôi chưa bao giờ thấy điều gì khác biệt rõ rệt đến vậy giữa các ứng cử viên đại diện và các chính sách mà họ đề ra”. Ông Updegrove lưu ý rằng cách tiếp cận của ông Trump đối với các vấn đề này khác biệt hoàn toàn so với mọi nhà lãnh đạo hiện đại khác của Mỹ.

Cuộc đua hiện nay diễn ra sau một chiến dịch chưa từng có của cả hai đảng.

Tổng thống Joe Biden tuyên bố tái tranh cử vào tháng 4/2023 và dễ dàng giành chiến thắng ở mọi cuộc bầu cử sơ bộ. Nhưng cuộc tranh luận với ông Trump vào cuối tháng 6 đã làm gián đoạn chiến dịch của ông Biden sau màn trình diễn kém khiến đảng Dân chủ lo ngại về tuổi tác của ông.

Ông Biden rút khỏi cuộc đua vào cuối tháng 7 sau nhiều tuần chịu áp lực từ chính đảng của mình. Ông lập tức ủng hộ bà Harris (người phụ nữ da màu và người gốc Nam Á đầu tiên làm phó tổng thống) để thay thế mình. Bà Harris chính thức nhận đề cử sau quá trình bỏ phiếu trực tuyến của các đại biểu vào đầu tháng 8.

Trên sân khấu tại Chicago, trong bài phát biểu chấp nhận đề cử của mình, bà Harris nói rằng họ đang chiến đấu vì tương lai của nước Mỹ.

Giáo sư khoa học chính trị Brandon Rottinghaus tại Đại học Houston cho biết: “Rất hiếm khi các ứng cử viên tổng thống hoán đổi vai trò giữa chừng trong chiến dịch tranh cử. Đây là một khoảnh khắc bất thường trong một cuộc bầu cử vốn đã bất thường. Việc bà Harris được đề cử đã mang tính lịch sử. Nếu bà thắng, đó sẽ là bước đột phá mà Mỹ đã cố gắng đạt được kể từ những năm 1920. Đối với một quốc gia gặp nhiều thách thức về quan hệ sắc tộc, việc đề cử và bầu một phụ nữ da màu là một tiến bộ”.

Tuy nhiên, bản thân bà Harris không lấy sắc tộc hay giới tính làm trọng tâm cho chiến dịch của mình. Ông Jim Kessler, đồng sáng lập viện nghiên cứu Third Way, nhận định: “Đó là quyết định thông minh vì cử tri không quan tâm nhiều đến việc làm nên lịch sử mà muốn thấy đất nước đi đúng hướng và cử tri có cảm xúc rất lẫn lộn”.

Trong tuần cuối cùng của chiến dịch, kênh ABC News đã phỏng vấn bà Harris về suy nghĩ của bà khi có khả năng tạo nên lịch sử. Bà Harris trả lời: “Tôi hoàn toàn nhận thức được giới tính và sắc tộc của mình. Tôi biết rằng điều đó sẽ rất quan trọng khi phá vỡ những giới hạn đã tồn tại. Nhưng tôi không mong ai sẽ bỏ phiếu cho tôi vì giới tính hay sắc tộc. Đó phải là vì tôi xứng đáng với lá phiếu của họ và mang đến một kế hoạch làm cuộc sống của họ tốt đẹp hơn”.

Về phía đảng Cộng hòa, ông Trump tuyên bố tranh cử lần thứ ba vào Nhà Trắng từ tháng 11/2022. Kể từ đó, ông phải đối mặt với bốn bản cáo trạng hình sự mà một trong số đó đã dẫn đến bản án có tội do một bồi thẩm đoàn tại New York đưa ra. Vụ việc liên quan đến các khoản tiền bịt miệng đã trả cho một ngôi sao phim người lớn vào những ngày cuối của chiến dịch tranh cử năm 2016. Ông Trump tuyên bố sẽ kháng cáo.

Ông Trump cũng phải trải qua cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa với hơn chục đối thủ, trong đó có cả cựu phó tổng thống thời chính quyền của mình, nhưng hầu hết đã rút lui trước họp kín ở Iowa và trong bầu cử sơ bộ, ông Trump đã giành chiến thắng ở tất cả trừ bang. Ông Trump chấp nhận đề cử của đảng Cộng hòa tại Milwaukee chỉ vài ngày sau khi bị bắn vào tai trong một vụ ám sát bất thành.

Ông Updegrove nói: “Ông ấy là một trường hợp điển hình về tính kiên cường và thách thức, tái xuất bất chấp hai lần bị luận tội, bất chấp sự kiện ngày 6/1/2021, các vụ án hình sự và việc liên tục bỏ qua các quy chuẩn dân chủ trong suốt nhiệm kỳ tổng thống và cả khi là ứng cử viên”.

Trong khi đó, hai ứng viên tổng thống đã bắt đầu 48 giờ cuối cùng của chiến dịch vận động tranh cử nhằm "giành giật" sự ủng hộ của cử tri.

Hiện tại, hơn 77,3 triệu cử tri đã bỏ phiếu trước ngày bầu cử (5/11), đạt khoảng hơn 50% tổng số cử tri đi bầu trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Trong khi thời gian trôi qua nhanh chóng, ông Trump một lần nữa đưa ra những phát biểu ngụ ý về khả năng sẽ không chấp nhận thất bại nếu không đắc cử. Trong bài phát biểu dài 90 phút tại cuộc vận động tranh cử ở bang Pennsylvania, ông Trump đã nhiều lần đề cập đến vấn đề gian lận bầu cử dù không có bằng chứng. Ông còn nhắc lại vụ ám sát hụt nhằm vào ông hồi tháng 7 tại Butler, đồng thời bày tỏ sự hoài nghi đối với giới truyền thông mà ông thường cáo buộc là đưa “tin tức giả”.

Trong khi đó, Phó Tổng thống Kamala Harris đã có mặt tại một nhà thờ ở Detroit, Michigan, nơi bà kêu gọi “hãy cùng nhau mở ra chương mới trong lịch sử”. Bà nhấn mạnh hiện là thời điểm nước Mỹ phải vượt qua những những nỗ lực nhằm khoét sâu sự chia rẽ và gieo rắc thù địch để tập trung vào việc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Ứng cử viên đảng Dân chủ chỉ trích những cáo buộc gian lận bầu cử của ông Trump là nhằm khiến cử tri cảm thấy "phiếu bầu của họ sẽ là vô nghĩa". Bà khẳng định rằng các hệ thống tổ chức cuộc bầu cử năm 2024 là đáng tin cậy, đồng thời nhấn mạnh chính người dân sẽ quyết định kết quả cuộc bầu cử.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).