Đưa làng nghề Thủ đô sớm gia nhập mạng lưới làng nghề Thủ công

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá tại các làng nghề của Hà Nội, mở ra cơ hội, hướng phát triển mới, hội nhập sâu rộng với thế giới cho làng nghề Bát Tràng.
Làng nghề Bát Tràng được Hội đồng Thủ công thế giới xem xét công nhận trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu. Ảnh: VGP/Thiện Tâm.
Làng nghề Bát Tràng được Hội đồng Thủ công thế giới xem xét công nhận trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu. Ảnh: VGP/Thiện Tâm.

Ông Nguyễn Đình Hoa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, TP. Hà Nội-cái nôi của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước. Trong đó, có 334 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận thuộc địa bàn 25 quận, huyện, thị xã gồm: 269 làng được công nhận danh hiệu làng nghề, 60 làng được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống, 5 nghề được công nhận nghề truyền thống.

Có thể thấy rằng bảo tồn và phát triển làng nghề đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn ngoại thành, đặc biệt ở các địa phương có làng nghề. Tổng doanh thu năm 2023 của 334 làng nghề, làng nghề truyền thống đạt trên 24 nghìn tỷ đồng/năm.

Các làng nghề đã có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm, trong đó, một số làng nghề có doanh thu/năm cao như: Làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng; làng nghề bánh kẹo dệt kim La Phù; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai; làng nghề cơ khí nông cụ Phùng Xá; làng nghề đồ mộc - may thôn Hữu Bằng, làng nghề truyền thống mỹ nghệ Thiết Úng; làng nghề giầy da thôn Giẽ Thượng (xã Phú Yên), làng nghề giầy da Giẽ Hạ (xã Phú yên),…

Thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề cao hơn nhiều so với lao động thuần nông, mức thu nhập bình quân phổ biến ở mức 7 triệu đồng/lao động/tháng. Các làng nghề khác nhau, mức thu nhập của các lao động cũng có sự khác nhau như: Làng nghề mây tre đan thu nhập bình quân lao động đạt 5-6 triệu đồng/người/tháng, điêu khắc mỹ nghệ bình quân lao động đạt 10-15 triệu đồng/người/tháng.

Trong những năm gần đây mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề thủ công mỹ nghệ với nhiều nỗ lực đã ngày càng phát triển nhưng đang gặp sự cạnh tranh trên thị trường. Nhất là thị trường thế giới ngày càng gay gắt. Cùng với nhiều giải pháp như tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề, truyền nghề, chú trọng các nghề truyền thống, cổ truyền, hợp tác quốc tế trong thiết kế mẫu mã sản phẩm và thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu…

Vừa qua, Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá tại các làng nghề của Hà Nội, mở ra cơ hội cho các làng nghề phát triển.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vẫn đậm nét truyền thống và bản sắc văn hóa Việt. Nhiều năm nay, các nghệ nhân, người làm nghề gốm sứ ở Bát Tràng còn tập trung chuyển đổi, nghiên cứu, sản xuất đa dạng sản phẩm gốm sứ và mới đây đã được Hội đồng Thủ công thế giới đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu, mở ra hướng phát triển mới, hội nhập sâu rộng với Thế giới cho làng nghề Bát Tràng.

Chị Vũ Như Quỳnh, một nghệ nhân trẻ của làng nghề Bát Tràng rất tự hào về nghề truyền thống của cha ông đã để lại cho các thế hệ sau này gìn giữ và phát huy, kế thừa những tinh hoa của cha ông. Chị Như Quỳnh đã phát triển dòng gốm tâm linh, phong thủy, bởi nó mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Các họa tiết hoa văn do công ty Vạn An Lộc đưa ra thị trường đều là họa tiết hoa văn cổ được chị Quỳnh đưa công nghệ cập nhật thêm vào sản phẩm gốm sứ thủ công, đã tạo ra những sản phẩm đẹp hoàn chỉnh, mang sắc thái riêng.

Mỗi người một sắc thái, một hướng đi đang tạo nên sự đa dạng, độc đáo cho làng nghề gốm Bát Tràng. Ngoài việc sáng tạo nên những loại men gốm mới hiện đại, độc đáo, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, nghệ nhân Nguyễn Thị Thu Hằng còn đưa thư pháp Việt kết hợp với các sản phẩm gốm Bát Tràng tạo nên nét độc đáo, mới lạ riêng cho sản phẩm.

Bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề thủ công mỹ nghệ Hà Nội cho biết: Theo thống kê, toàn xã Bát Tràng hiện có hơn 100 nghệ nhân, gần 200 doanh nghiệp và khoảng 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh gốm sứ. Các cơ sở đã và đang giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Việc hợp tác và trở thành thành viên của Hội đồng Thủ công Thế giới sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc hội nhập, cải tiến, sáng tạo mẫu mã sản phẩm của làng nghề Bát Tràng để ngày càng nhiều sản phẩm thủ công của làng nghề được xuất khẩu ra thị trường Thế giới.

Bày tỏ sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp và giá trị của làng nghề Bát Tràng, Hội đồng Thủ công thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết sẽ giới thiệu sản phẩm của Bát Tràng cùng các nghệ nhân tài hoa đến các quốc gia trên thế giới, nhằm lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống. Điều này không chỉ góp phần đẩy mạnh việc bảo tồn và phát triển nghề gốm Bát Tràng, mà còn khẳng định vị thế của làng nghề trong bức tranh thủ công toàn cầu.

Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bệnh X nguy hiểm thế nào mà nhiều nước châu Á phải cảnh báo
(Ngày Nay) - Tuần qua, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Hong Kong ban hành các cảnh báo về bệnh X – một căn bệnh lạ bùng phát tại Congo, được đánh giá có tỷ lệ tử vong cao nhưng chưa xác định được nguyên nhân lây bệnh.
Biểu tượng của Công ty OpenAI và ChatGPT trên màn hình ở Toulouse, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
OpenAI đạt cột mốc mới 300 triệu người dùng hàng tuần
(Ngày Nay) - Giám đốc điều hành (CEO) của công ty công nghệ trí tuệ nhân tạo OpenAI, Sam Altman, mới đây cho biết ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT hiện thu hút hơn 300 triệu người dùng hàng tuần, tăng từ 200 triệu người dùng vào cuối tháng 8/2024.
Bắc Bộ rét đậm dưới 12 độ C
Bắc Bộ rét đậm dưới 12 độ C
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 9/12, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn, tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Bắc Bộ rét đậm, rét hại. Nam Bộ ngày nắng, có nơi mưa rào.
Nhiều hoạt động nghệ thuật nhân dịp Festival hoa Đà Lạt
Nhiều hoạt động nghệ thuật nhân dịp Festival hoa Đà Lạt
(Ngày Nay) - Tối 7/12, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Mây & Nước – Bản giao hưởng chào Xuân” đã diễn ra tại quảng trường Lâm Viên (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng). Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024.
Ảnh minh họa
Tối ưu hóa thời gian để khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào năm 2027
(Ngày Nay) - Dự án đường sắt tốc độ cao có nguồn vốn đặc biệt lớn, chưa từng có tại Việt Nam và có thể nói là một trong những dự án có chiều dài đầu tư lớn nhất từ trước tới nay. Với mục tiêu hoàn thành vào năm 2035, dự án cần tối ưu hoá thời gian để sớm khởi công vào năm 2027 theo dự kiến.
Căng thẳng thương mại Trung - Mỹ lại leo thang
Căng thẳng thương mại Trung - Mỹ lại leo thang
(Ngày Nay) - Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đáp trả của Trung Quốc có thể gây thiệt hại cho ngành năng lượng sạch đang phát triển và ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ, khi căng thẳng thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, các nhà phân tích cho biết.
Lễ tiễn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tại sân bay Nagasaki. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản
(Ngày Nay) - Tối 7/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về đến thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.