Theo Sputnik, dữ liệu được các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc thu thập dựa trên một nghiên cứu đối với hàng nghìn phụ nữ đang cho con bú, 350 người trong số họ mắc COVID-19.
Các nhà khoa học đã phân tích các mẫu sữa của họ, được thu thập từ 14 đến 30 ngày sau khi các triệu chứng giảm bớt.
Kết quả cho thấy 80% sữa có kháng thể IgA. Đây là những kháng thể chuyên biệt có thể tồn tại trong đường tiêu hóa sau khi được xử lý bằng dịch vị để bảo vệ em bé khỏi mắc bệnh. Trong sữa mẹ cũng tìm thấy các kháng thể khác (IgG và IgM) với tỷ lệ nhỏ.
Tuy nhiên phương pháp dùng sữa mẹ không thể thay thế phương pháp truyền huyết tương chứa kháng thể của những người từng mắc COVID-19 nhưng ông không phủ nhận rằng phương pháp này có thể được áp dụng với tính chất thử nghiệm.
"Các kháng thể IgA được tiết ra có rất nhiều trong sữa, có tác dụng trung hòa vi khuẩn và virus, nhưng không thể giúp tiêu diệt chúng. Các kháng thể này bám vào mầm bệnh, trung hòa và ngăn chặn chúng xâm nhập qua bề mặt da, ruột, hàng rào chất nhầy trong phổi. Còn kháng thể có trong máu lại là dạng khác. Chúng có các chức năng tích cực hơn, góp phần phá hủy các tế bào nhiễm bệnh và trị bệnh, chứ không chỉ bao vây ngăn chặn chúng", nhà virus học Pavel Volchkov giải thích.