Phát hiện lục địa cổ Argoland tại châu Á

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới, lục địa Argoland tưởng như đã biến mất sau khi tách khỏi Australia 155 triệu năm trước cuối cùng đã được phát hiện tại châu Á.
Phát hiện lục địa cổ Argoland tại châu Á

Sự phân chia lục địa thường để lại dấu vết trong các hóa thạch, đá và dãy núi cổ xưa. Nhưng cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra vị trí chính xác của lục địa cổ Argoland.

Hiện các nhà nghiên cứu tại Đại học Utrecht ở Hà Lan cho rằng họ đã phát hiện ra vùng đất bí ẩn nằm dưới các hòn đảo phía đông Đông Nam Á.

Phát hiện này có thể giúp giải thích một thứ gọi là đường Wallace, vốn là ranh giới tưởng tượng ngăn cách hệ động vật Đông Nam Á và lục địa Australia.

“Theo đúng nghĩa đen, chúng tôi đang tìm kiếm các hòn đảo trên giấy, đó là lý do tại sao nghiên cứu của chúng tôi mất nhiều thời gian đến vậy. Chúng tôi đã dành bảy năm để giải câu đố này", ldert Advokaat, nhà địa chất tại Đại học Utrecht, cho biết.

Theo ông Advokaat, nhóm nghiên cứu đã phải xem xét hết sức cẩn trọng để tìm ra vị trí của Argoland sau khi tách khỏi Australia. Các nhà khoa học đã tìm thấy các mảnh “lục địa ruy băng” xung quanh Đông Nam Á, nhưng không thể ghép chúng lại với nhau.

Cuối cùng, họ đặt ra câu hỏi: điều gì sẽ xảy ra nếu Argoland khởi đầu là một loạt các mảnh lục địa chứ không phải là một khối lục địa?

“Hiện trạng ở Đông Nam Á rất khác so với châu Phi và Nam Mỹ, nơi lục địa bị vỡ thành hai mảnh”, ông Advokaat cho biết trong thông cáo báo chí. “Argoland vỡ thành nhiều mảnh khác nhau. Điều đó cản trở tầm nhìn của chúng ta về đường đi của lục địa này”.

Các mảnh ghép của Argoland phần lớn đã trôi dạt về phía đông Indonesia, trong khi một số đã trôi về phía Myanmar.

Dựa trên giả thuyết này, các nhà khoa học Hà Lan phát hiện ra rằng Argoland không thực sự biến mất. Nó đã tồn tại như một “quần thể rất mở rộng và rời rạc” dưới các hòn đảo ở phía đông Indonesia.

Với khám phá này, cuối cùng họ đã có thể làm rõ hành trình của lục địa cổ Argoland trong 155 triệu năm qua.

Bởi vì Argoland không phải là một khối rắn mà là một loạt các tiểu lục địa được ngăn cách bởi đáy đại dương, Advokaat và nhà địa chất Douwe van Hinsbergen tại Đại học Utrecht đã đặt ra một thuật ngữ mới để định nghĩa Argoland chính xác hơn: “Argopelago”.

Nghiên cứu này không chỉ cho chúng ta biết Trái đất đã hình thành như ngày nay như thế nào. Nó cũng có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về đường Wallace - một rào cản vô hình chạy qua giữa Indonesia và ngăn cách các loài động vật có vú, chim và thậm chí cả loài người sơ khai ở các đảo Đông Nam Á.

Rào chắn này đã khiến các nhà khoa học bối rối vì nó ngăn cách rõ ràng với động vật hoang dã trên các đảo ngoài khơi.

Ở phía tây của đường này là các loài động vật có vú có nhau thai như vượn, hổ và voi, sinh sống ở Đông Nam Á. Nhưng những loài này gần như hoàn toàn vắng bóng ở phía đông, nơi người ta chỉ tìm thấy những loài thú có túi đặc trưng của Australia.

Điều này có thể là do Argoland đã chia tách các loài động vật hoang dã khỏi lục địa Australia trong quá khứ.

“Phát hiện này rất quan trọng đối với sự hiểu biết của chúng ta về các quá trình như sự tiến hóa của đa dạng sinh học và khí hậu hoặc để tìm kiếm nguyên liệu thô”, nhà địa chất van Hinsbergen cho biết.

Theo SCMP
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.