Phát hiện lục địa nằm sâu trong đáy biển Địa Trung Hải

(Ngày Nay) - Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một lục địa nằm trong lòng Trái đất, cụ thể lục địa này được tìm thấy ở khu vực Địa Trung Hải, nơi có các dãy núi và dốc nối dài từ Tây Ban Nha đến Iran.
Tàn dư của lục địa đã mất có thể được nhìn thấy ở dãy núi Taurus của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tàn dư của lục địa đã mất có thể được nhìn thấy ở dãy núi Taurus của Thổ Nhĩ Kỳ.

Lục địa được gọi là Greater Adria, có kích thước bằng đảo Greenland và từng là một phần trước khi tách ra khỏi Bắc Phi, hiện nằm dưới đáy biểu Nam Âu khoảng 140 triệu năm trước.

"Hãy quên Atlantis đi", ông Douwe van Hinsbergen, tác giả nghiên cứu và giáo sư về kiến tạo toàn cầu và cổ sinh vật học tại Đại học Utrecht, nói. "Đã có một lượng lớn khách du lịch đi nghỉ mỗi năm trên lục địa Greater Adria này".

Nghiên cứu được công bố trong tháng này trên tạp chí Gondwana Research. Tác giả công trình nghiên cứu đã theo dõi sự tiến hóa của các dãy núi có thể cho thấy sự tiến hóa của các lục địa.

"Hầu hết các chuỗi núi mà chúng tôi điều tra có nguồn gốc từ một lục địa duy nhất tách khỏi Bắc Phi hơn 200 triệu năm trước", van Hinsbergen nói. "Phần duy nhất còn lại của lục địa này là một dải chạy từ Torino qua Biển Adriatic đến gót giày hình thành nước Ý".

Ở khu vực Địa Trung Hải, các nhà địa chất có cách hiểu khác nhau về kiến tạo mảng. Kiến tạo mảng là lý thuyết giải thích cách các đại dương và lục địa hình thành và đối với các phần khác của Trái đất, lý thuyết đó cho thấy các mảng không biến dạng khi chúng di chuyển cạnh nhau trong các khu vực có các đường đứt gãy lớn.

Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ và Địa Trung Hải lại hoàn toàn khác.

"Nó đơn giản là một mớ hỗn độn địa chất: Mọi thứ đều cong, vỡ và xếp chồng lên nhau", ông van Hinsbergen nói. "So với điều này, chẳng hạn, dãy Himalaya đại diện cho một hệ thống khá đơn giản. Ở đó, bạn có thể theo dõi một số đường đứt gãy lớn trên khoảng cách hơn 2.000 km".

Trong trường hợp của Greater Adria, phần lớn đã chìm dưới nước, được bao phủ bởi những vùng biển nông, rạn san hô và trầm tích. Các trầm tích hình thành đá và những thứ đó đã bị loại bỏ khi Greater Adria chìm xuống vùng biển Nam Âu. Những tảng đá bị loại bỏ đã trở thành những dãy núi ở những khu vực này: dãy Alps, Apennines, Balkans, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

"Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp một số lượng lớn những kiến thức về núi lửa và động đất, mà chúng ta đang áp dụng ở nơi khác. Chúng ta thậm chí có thể dự đoán một khu vực nhất định sẽ trông như thế nào trong tương lai xa",  van Hinsbergen nói.

Các nhà nghiên cứu cho biết, việc tái tạo lại hình ảnh ban đầu về các dãy núi ở Địa Trung Hải cần có sự hợp tác rộng lớn bởi nó trải dài hơn 30 quốc gia.

Bằng cách sử dụng phần mềm tái tạo mảng, các nhà nghiên cứu đã bóc tách các lớp trầm tích theo thời gian để hình thành một bản đồ địa chất cách đây hàng triệu năm.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng Greater Adria bắt đầu trở thành lục địa của riêng mình khoảng 240 triệu năm trước trong thời kỳ Kỷ Tam Điệp.

"Từ bản đồ này, đã xuất hiện hình ảnh của Greater Adria và một số khối lục địa nhỏ hơn, hiện đang tạo thành một phần của Romania, Bắc Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Armenia", van Hinsbergen nói. "Những tàn dư bị biến dạng của vài cây số trên cùng của lục địa bị mất vẫn có thể được nhìn thấy trong các dãy núi ngày nay".

Đây không phải là lần đầu tiên một lục địa bị mất đã được các nhà khoa học tìm thấy.

Vào tháng 1 năm 2017, các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện ra một lục địa bị mất còn sót lại từ siêu lục địa Gondwana, vốn bị phá vỡ 200 triệu năm trước. Mảnh còn sót lại, được bao phủ trong dung nham, hiện nằm dưới Mauritius, một hòn đảo ở Ấn Độ Dương.

Vào tháng 9 năm 2017, một nhóm nghiên cứu khác đã tìm thấy lục địa Zealandia bị mất thông qua việc khoan đấy đại dương ở Nam Thái Bình Dương.

Theo CNN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).