Khu Phi quân sự Hàn - Triều: Khát vọng hòa bình sau rào thép gai

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Từ trước đại dịch, khu vực phi quân sự DMZ chia cắt hai miền Triều Tiên đã được kỳ vọng trở thành một sáng kiến hòa bình thông qua du lịch với sự tham gia của cộng đồng quốc tế, góp phần đảm bảo an ninh và củng cố nền hòa bình trên bán đảo, cũng như giúp thúc đẩy hòa bình và ổn định ở Đông Bắc Á. 

Du khách có thể xin phép chụp hình chung với lính nghĩa vụ Hàn Quốc.
Du khách có thể xin phép chụp hình chung với lính nghĩa vụ Hàn Quốc.

Cách thủ đô Seoul (Hàn Quốc) chỉ gần 50km về phía Bắc, Khu vực phi quân sự Liên triều DMZ rộng 4km và trải dài 248km từ phía Tây sang Đông bán đảo Triều Tiên, đánh dấu với 1.292 biển báo.

Khu vực này xây dựng trong bối cảnh Chiến tranh Triều tiên nổ ra ngày 25/6/11950 và kết thúc vào 27/7/1953 theo thỏa thuận đình chiến (không phải hiệp định hòa bình) được ký giữa các đại diện Triều Tiên, Trung Quốc và Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC). Đây là khu vực phi quân sự lớn nhất, nơi hai quân đội hai miền Triều Tiên không được đóng quân hoặc thiết lập căn cứ quân sự theo luật pháp quốc tế mặc dù đó là lãnh thổ của họ. Quân đội hai bên đồng ý rút quân mỗi bên 2km về phía sau, phía Bắc và phía Nam, lấy MDL (đường phân giới quân sự) làm trung tâm. DMZ Hàn - Triều cũng là một trong những giới tuyến được canh gác nghiêm ngặt nhất trên thế giới.

Khu Phi quân sự Hàn - Triều: Khát vọng hòa bình sau rào thép gai ảnh 1
DMZ phía Hàn Quốc, bên này đường MDL màu đỏ bên trái (Đường phân giới quân sự).

Khu vực này từng được Tổng thống Mỹ Bill Clinton gọi là nơi "đáng sợ nhất trên trái đất" khi đến thăm vào năm 1993. Khu vực biên giới khi đó được quân sự hóa với những hàng rào dây thép gai chạy dài, hàng nghìn binh lính cùng khí tài quân sự của hai bên đặt ở khu vực này, khiến cho hình ảnh về DMZ trở nên đáng sợ và bí ẩn trong suốt nhiều thập kỷ.

Nhưng mọi chuyện đang dần thay đổi

Dần gỡ đi vỏ bọc xù xì đáng sợ, DMZ được quy hoạch hướng đến trở thành khu du lịch đặc biệt, khai thác ở cả hai phía Hàn Quốc và Triều Tiên với những điểm tham quan giúp du khách hình dung được phần nào lịch sử của bán đảo này.

Không chỉ vậy, nhờ hạn chế sự hoạt động của con người trong gần 70 năm qua, DMZ đã trở thành một trong những khu bảo tồn thiên nhiên vĩ đại nhất châu Á, nơi sinh sống của khoảng 3.500 loài thực vật, động vật có vú, chim, cá, gồm hơn 80 loài có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ. Vì chưa từng có cuộc khảo sát chi tiết nào về hệ sinh thái dưới nước nên người ta cho rằng đây cũng là nơi sinh sống của các loài chưa được ghi nhận.

Ngày 24/9/2019, phát biểu tại kỳ họp lần thứ 74 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Hàn Quốc bấy giờ, ông Moon Jae-in cho biết, một khi hòa bình được thiết lập giữa hai miền Triều Tiên, Chính phủ Hàn Quốc sẽ phối hợp với Bình Nhưỡng để DMZ được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Khu Phi quân sự Hàn - Triều: Khát vọng hòa bình sau rào thép gai ảnh 2

Bức phù điêu ghi lời bài hát kể về khao khát đoàn tụ của những gia đình ly tán vì chiến tranh (bên phải).

Tấm biển (bên trái) thể hiện kho lưu trữ Chương trình đặc biệt của đài KBS “Tìm kiếm các gia đình ly tán”, bao gồm 20.522 bản ghi các chương trình phát sóng trực tiếp của Hệ thống phát thanh truyền hình Hàn Quốc về các cuộc đoàn tụ của các gia đình ly tán vì chiến tranh từ ngày 30/6 - 14/11/1983 là Di sản Tư liệu Thế giới (còn gọi là Ký ức Thế giới) được UNESCO ghi danh.

Kho lưu trữ chứa 463 băng video dài 453 giờ 45 phút của chương trình phát sóng, tạp chí của nhà sản xuất, đơn đăng ký tham gia, băng ghi âm và tư liệu video, hình ảnh. Chương trình phát sóng trực tiếp đặc biệt của đài KBS “Tìm kiếm các gia đình ly tán” đã thu hút sự quan tâm rộng rãi ở Hàn Quốc và trên toàn thế giới về những vết sẹo sâu mà chiến tranh đã để lại cho các gia đình.

Khu Phi quân sự Hàn - Triều: Khát vọng hòa bình sau rào thép gai ảnh 3

Đài quan sát Dora có trang bị hệ thống ống nhòm hướng về phương Bắc, giúp du khách có thể ngắm toàn cảnh khu vực, đặc biệt là nhìn sang khu làng giáp ranh phía Triều Tiên, nơi vẫn còn được xem là vùng đất bí ẩn đối với thế giới.

Sau một thời gian dài thử nghiệm triển khai du lịch, song song với chiến đấu cùng COVID-19, Chính phủ Hàn Quốc ngày 31/3/2023 đã thông báo mở cửa cho khách tham quan toàn bộ 11 tuyến đường leo núi tại Khu phi quân sự liên Triều từ ngày 21/4/2023.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc cho biết các du khách có thể trải nghiệm cảnh quan sinh thái, văn hóa và các giá trị lịch sử của DMZ trong quá trình đi bộ hoặc đi xe. Mỗi tuyến du lịch gồm nhiều điểm đến, nơi khách tham quan có thể đi bộ hoặc dùng xe ô tô dưới sự giám sát của lực lượng an ninh. Hầu hết việc di chuyển giữa các điểm cho phép tham quan được thực hiện bằng ô tô để đảm bảo an toàn của du khách và bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

Khu Phi quân sự Hàn - Triều: Khát vọng hòa bình sau rào thép gai ảnh 4

Rất đông du khách đủ mọi quốc tịch xuất hiện tại DMZ bởi sự tò mò đối với vùng đất bí ẩn Triều Tiên.

Khu Phi quân sự Hàn - Triều: Khát vọng hòa bình sau rào thép gai ảnh 5

Lính nghĩa vụ xuất hiện ở khắp nơi trong DMZ, nhưng đem đến một cảm giác ôn hòa chứ không hề đáng sợ như tưởng tượng.

Khu Phi quân sự Hàn - Triều: Khát vọng hòa bình sau rào thép gai ảnh 6

Khu vực ăn uống trong DMZ cũng tương đối phong phú các món ăn và rất tiện lợi.

Dù sự căng thẳng ở biên giới hai miền vẫn hiện hữu, và nghĩa vụ quân sự vẫn là điều bắt buộc ở hai bên, nhưng DMZ vẫn trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn xen lẫn hồi hộp dành cho nhiều du khách. Xuyên suốt chuyến đi ngắn, hướng dẫn viên du lịch sẽ dạy du khách một chút tiếng Hàn cơ bản, giới thiệu qua về lịch sử Hàn Quốc và cả ẩm thực địa phương. Theo đó, vùng DMZ được biết đến là nổi bật với ba sản vật là gạo, nhân sâm và đậu tương.

Khu Phi quân sự Hàn - Triều: Khát vọng hòa bình sau rào thép gai ảnh 7

Kem vị đậu trong DMZ.

Trái với suy nghĩ ban đầu về một vùng phi quân sự nơi lằn ranh biên giới, điều kiện vật chất và ứng dụng công nghệ ở DMZ tương đối được đầu tư.

Khu Phi quân sự Hàn - Triều: Khát vọng hòa bình sau rào thép gai ảnh 8

Hệ thống cho phép được gọi đồ tại bàn và thanh toán thẻ không cần tiếp xúc, có ngôn ngữ tiếng Anh phục vụ khách du lịch.

Khu Phi quân sự Hàn - Triều: Khát vọng hòa bình sau rào thép gai ảnh 9

Đồ được đem ra bằng robot, tạo nên trải nghiệm thú vị cho thực khách.

Rải rác trong DMZ, ta vẫn có thể nhìn thấy những điều gợi nhắc đến nỗi đau như những hàng rào thép gai, những bức tượng "Phụ nữ giải khuây", những dải lụa viết lời nhắn nhủ cho gia đình chưa chắc còn có thể gặp lại... Rồi thì đường tàu Gyeongui, cây cầu Tự do bắc ngang dòng sông Imjingang nối hai bờ Triều Tiên, con tàu chở tù binh trao trả cho nhau sau Hiệp định ngừng bắn năm 1953, đường hầm thứ ba do quân đội Triều Tiên đào nhằm tạo ra một cuộc đột kích vào lòng Seoul, một bảo tàng đầy ắp tư liệu hình ảnh chiến tranh...

Khu Phi quân sự Hàn - Triều: Khát vọng hòa bình sau rào thép gai ảnh 10
Khu Phi quân sự Hàn - Triều: Khát vọng hòa bình sau rào thép gai ảnh 11

Hàng tháng, số thành viên trong những gia đình ly tán nằm trong danh sách chờ đoàn tụ giảm xuống hàng trăm người khi họ chết vì tuổi già. Hơn 41.000 người vẫn còn sống trong số 133.000 người đã đăng ký được đoàn tụ cho đến nay. Nguồn: aljazeera.com/

Khu Phi quân sự Hàn - Triều: Khát vọng hòa bình sau rào thép gai ảnh 12

Các bức tượng "Phụ nữ giải khuây" (còn gọi là Phụ nữ mua vui) đặt trong DMZ như một lời nhắc nhớ về nỗi đau của những người phụ nữ bị ép làm nô lệ tình dục trong Thế chiến II.

Khu Phi quân sự Hàn - Triều: Khát vọng hòa bình sau rào thép gai ảnh 13

Con tàu cuối cùng giữa hai miền Triều Tiên bị phá hủy cùng đường sắt cũ.

Mặt khác, ta cũng vẫn có thể thấy được khát vọng hòa bình, thống nhất ẩn tàng trong hộp thư đầy hy vọng gửi đến tương lai. Những lá thư gửi vào hòm màu đỏ sẽ được gửi đến địa chỉ mà du khách đề địa chỉ, đến tay sau một năm, còn những lá thư gửi vào hòm màu xanh sẽ được đem đi triển lãm, để cho cả thế giới biết rằng tình yêu và mong mỏi bên nhau sẽ luôn luôn hiện hữu.

Khu Phi quân sự Hàn - Triều: Khát vọng hòa bình sau rào thép gai ảnh 14
Khu Phi quân sự Hàn - Triều: Khát vọng hòa bình sau rào thép gai ảnh 15
Khu Phi quân sự Hàn - Triều: Khát vọng hòa bình sau rào thép gai ảnh 16

Một chiếc còi có ghi chữ HOPE (Hy vọng). Khách tham quan DMZ cũng có thể mua những món đồ lưu niệm đa dạng khác như mũ, nón, ba lô quân đội... hay thậm chí những tờ tiền lưu hành ở Bắc Triều Tiên.

Với một tư duy cởi mở, Hàn Quốc và Triều Tiên đang nỗ lực xây dựng DMZ trở thành một con đường mới hướng đến hòa bình.

Nếu muốn đến trải nghiệm tại trường học lịch sử lớn nhất Hàn Quốc này, bạn có thể dễ dàng đặt tour du lịch tham quan DMZ thông qua các ứng dụng du lịch như Klook, Kkday (09:00 - 17:00, giá khoảng 1 triệu đồng) hay Chương trình Quá cảnh Cao cấp tại sân bay Incheon (diễn ra từ 09:00 - 14:00 thứ Ba hàng tuần, giá 4 USD). Những điểm đến thường thấy trong các tour du lịch có thể kể đến: Công viên Hòa Bình Imjingak, Cầu Tự do, Đài Quan sát Dora, Bảo tàng Chiến tranh Ganghwa, Đường hầm Thứ Ba... Khi đăng ký tham gia tour, du khách sẽ được yêu cầu mang theo hộ chiếu để lực lượng an ninh kiểm tra lúc vào và ra khỏi DMZ.

Các tour du lịch thử nghiệm trước kia còn có điểm đến khá được yêu thích là Bàn Môn Điếm, nơi Hiệp định đình chiến giữa hai miền Liên Triều được ký kết năm 1953, tuy nhiên điểm đến này đã đóng cửa du lịch từ sau đại dịch, chỉ có các sĩ quan và nhân viên Liên hiệp quốc có thể lui tới.

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.