Sách giáo khoa lớp 6 tích hợp thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Điểm mới của chương trình, SGK mới từ lớp 6 áp dụng trong năm học 2021-2022 là tích hợp các đơn môn thành 2 tổ hợp Khoa học tự nhiên (KHTN), Khoa học xã hội (KHXH).
Sách giáo khoa lớp 6 tích hợp thế nào?

TS Nguyễn Văn Ninh, Chủ biên sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 6 bộ sách Cánh Diều hé lộ, SGK mới bộ môn KHXH kiến thức 2 môn học có phần giao nhau nhưng vẫn đảm bảo phân môn từng môn học. “Xuyên suốt chương trình Lịch sử và Địa lý THCS có 4 chủ đề tích hợp, bao gồm: Phát kiến địa lý - Đô thị trong lịch sử, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Chủ quyền biển đảo. Bốn chủ đề tích hợp trên được thiết kế từ lớp 7 đến lớp 9, còn lớp 6 mới chỉ dừng lại ở 2 phân môn.

Trong đó, chủ đề quyền biển đảo được xây dựng trong chương trình mới không chỉ là các kiến thức về biển đảo, mà còn là mạch kiến thức về chủ quyền Việt Nam nhằm xác định vị trí chiến lược của biển đảo Việt Nam, giáo dục học sinh về tinh thần yêu nước. Riêng 3 môn học Vật lý, Hóa học, Sinh học sẽ được tích hợp thành bộ môn KHTN trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới. Chương trình quy định, kiến thức được tích hợp, thiết kế thành 4 mạch chủ đề chung,bao gồm: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái đất và bầu trời", TS Ninh cho biết.

Giải pháp dạy học các tác giả đưa ra là, một giáo viên môn Địa lý được bồi dưỡng thêm 20 tín chỉ môn Lịch sử và ngược lại. Bồi dưỡng đủ 20 tín chỉ sẽ đảm bảo dạy được môn tích hợp. Nếu giáo viên chưa được bồi dưỡng đủ tín chỉ thì có thể thực hiện linh hoạt tại các trường phổ thông, các cơ sở giáo dục. “Nếu một giáo viên đã tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành Lịch sử - Địa lý thì hoàn toàn có thể dạy môn học tích hợp. Nếu không, thực tiễn Lịch sử và Địa lý là hai phân môn thì 2 giáo viên vẫn thực hiện và nhà trường có cơ chế thống nhất đánh giá môn học cho học sinh. Vì đây là 1 môn học, chỉ có 1 đầu điểm”, một chủ biên SGK mới lớp 6 lý giải.

PGS.TS Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên bộ môn KHTN của một bộ sách nói rằng, từ khi làm chương trình, các tác giả đã chọn cách tích hợp ở mức độ vừa phải để phù hợp với giáo viên phổ thông. Ví dụ, nội dung về chủ đề “Chất và sự biến đổi của chất” không thuần túy Hóa học, nhưng tác giả thiết kế làm sao giáo viên dạy môn này sẽ cảm thấy thuận lợi nhất. Cho đến mạch thứ hai là mạch “Vật sống” cũng không thuần túy chỉ là kiến thức Sinh học vì gắn kết cả kiến thức khác vào.

Tích hợp giúp giảm tải?

Chương trình GDPT mới lý giải, việc chia ra các lĩnh vực khoa học là để nghiên cứu sâu ở từng sự vật, hiện tượng, nhưng khi giải quyết một vấn đề, cần kiến thức tổng hợp. Các nước có nền giáo dục tiên tiến đã áp dụng dạy học tích hợp liên môn. Giải pháp này phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực của người học, để học sinh thực hiện thành công các hoạt động thực tiễn, giúp các em rút ngắn quá trình tổng hợp, đồng thời góp phần giảm tải chương trình.

Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, thực tiễn thử nghiệm dạy học tích hợp ở Việt Nam trong nhiều năm cho thấy, việc xây dựng chương trình môn học tích hợp giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong học tập và đời sống. Ngoài ra, có thể lược bỏ kiến thức trùng lặp ở nhiều môn, giảm tải chương trình.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, để đáp ứng chương trình GDPT mới, các trường sư phạm được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên. Ngay sau năm 2018, các trường sư phạm đã mở mã ngành mới là đào tạo giáo viên dạy môn tích hợp. Trước mắt, Bộ GD&ĐT đã có 9 module tập huấn giáo viên, đang trong quá trình tập huấn đến hết module 3, bàn về nội dung và phương pháp dạy học của các môn học. Tác giả, chuyên gia các bộ sách trực tiếp tập huấn cho giáo viên các địa phương. Ngoài ra, Bộ cũng thiết kế chương trình bồi dưỡng đại trà cho giáo viên phổ thông theo nguyên tắc bồi dưỡng chéo.

Bộ GD&ĐT khẳng định, thực tiễn thử nghiệm dạy học tích hợp ở Việt Nam trong nhiều năm cho thấy, có thể lược bỏ kiến thức trùng lặp ở nhiều môn, giảm tải chương trình.

Theo Tiền Phong
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.