Sáng 31/7: Có 4.060 ca mắc COVID-19, gần 6 triệu liều vắc xin đã được tiêm chủng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bản tin dịch COVID-19 sáng 31/7 của Bộ Y tế cho biết có 4.060 ca mắc COVID-19, trong đó TP Hồ Chí Minh có 2.503 ca. Đến nay Việt Nam ghi nhận 141.122 ca. Hiện cả nước đã tiêm chủng gần 6 triệu liều vắc xin COVID-19.
Sáng 31/7: Có 4.060 ca mắc COVID-19, gần 6 triệu liều vắc xin đã được tiêm chủng

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

Tính từ 19h ngày 30/7 đến 6h ngày 31/7 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.060 ca mắc mới ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (2.503), Bình Dương (868), Đồng Nai (222), Tiền Giang (123), Bà Rịa - Vũng Tàu (76), Cần Thơ (55), Vĩnh Long (48), Bình Thuận (38), Đồng Tháp (31), Phú Yên (28), Kiên Giang (16), Đắk Lắk (11), Sơn La (10), Bình Định (9), Thừa Thiên Huế (4), Quảng Trị (4), Đắk Nông (4), Hà Nội (3), Nghệ An (2), Hà Tĩnh (2), Hậu Giang (2), Kon Tum (1) trong đó có 973 ca trong cộng đồng.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Tính đến sáng ngày 31/7, Việt Nam có 141.122 ca mắc trong đó có 2.235 ca nhập cảnh và 138.887 ca mắc trong nước.

- Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 137.317 ca, trong đó có 32.710 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

- Có 04/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn.

- Có 09 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định.

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 35.484 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 411 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 21 ca.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới tính đến 6h ngày 31/7

- Cả thế giới có 197.912.842 ca mắc, trong đó 178.852.782 khỏi bệnh; 4.222.242 tử vong và 14.837.818 đang điều trị (87.502 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca mắc của thế giới tăng 590.090 ca, tử vong tăng 8.236 ca.

- Châu Âu tăng 132.221 ca; Bắc Mỹ tăng 107.586 ca (Mỹ tăng 76.992); Nam Mỹ tăng 66.219 ca; châu Á tăng 249.554 ca; châu Phi tăng 34.148 ca; châu Đại Dương tăng 1.443 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 84.812 ca, trong đó: Indonesia tăng 41.168 ca, Malaysia tăng 16.840 ca, Thái Lan tăng 17.435 ca, Philippines tăng 8.562 ca, Campuchia tăng 668 ca, Singapore tăng 139 ca (Myanmar chưa công bố số liệu)

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 5.853.565 mẫu cho 16.900.185 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vắc xin COVID_19

Trong ngày có 407.283 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 5.931.376 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 5.342.483 liều, tiêm mũi 2 là 588.893 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

- Hội nghị trực tuyến Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ chủ trì với các địa phương về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 và phương án tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ Nhất liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.

- Bộ Y tế sẽ thiết lập Trung tâm hồi sức tại Bình Dương, hỗ trợ đẩy nhanh tiêm chủng của tỉnh Bình Dương.

- Bộ Y tế ban hành Quyết định 3616/QĐ-BYT phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng". Theo nội dung Đề án, Việt Nam sẽ có 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia ở 3 miền Bắc - Trung - Nam và được đặt tại 12 bệnh viện. Đồng thời, Bộ Y tế giao chỉ tiêu về số bệnh giường hồi sức tích cực cho mỗi trung tâm từ 200-3.000 giường.

- Bộ Y tế ban hành công văn số 6140/BYT-KCB ngày 30/7/2021 gửi Uỷ ban nhân các tỉnh, thành phố về vệc huy động các cơ sở khám chữa bệnh tham gia phòng chống dịch COVID-19, trong đó đề nghị địa phương huy động các cơ sở y tế tư nhân tham gia tiếp nhận, cấp cứu và điều trị người bệnh COVID-19 phù hợp với năng lực chuyên môn và điều kiện của cơ sở.

- Tỉnh Bình Dương lập bệnh viện dã chiến số 3, số 4 tại thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng, với tổng quy mô 8.000 giường. Đến nay, tỉnh Bình Dương có 4 bệnh viện dã chiến với 16.000 giường bệnh.

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.