Sở GD-ĐT Hà Nội quy định các khoản thu chi đầu năm học

Theo ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng phòng Tài chính, Sở Giáo dục Hà Nội, có 10 khoản cha mẹ phải đóng góp vào đầu năm học tại các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Sở GD-ĐT Hà Nội quy định các khoản thu chi đầu năm học

Tại buổi giao ban báo chí thành ủy Hà Nội chiều 18/8, Trưởng phòng Tài chính, Sở Giáo dục Hà Nội, ông Nguyễn Viết Cẩn cho hay, theo quyết định 51 của Ủy ban nhân dân Hà Nội về thu, sử dụng các khoản thu trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập thì có 10 khoản cha mẹ phải đóng góp vào đầu năm học bao gồm:

- Bán trú trong các trường có tổ chức học (tiền ăn, chăm sóc và trang thiết bị);

- Học 2 buổi/ngày trong các trường tiểu học, trung học cơ sở;

- Học phẩm học sinh trong các trường mầm non;

- Nước uống tinh khiết;

- Bảo hiểm y tế;

- Dạy thêm, học thêm trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông;

- Viện trợ, quà biếu, tặng cho;

- Tài trợ theo thông tư 29 của Bộ Giáo dục;

- Đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường;

- Quần áo đồng phục, quần áo thể thao, phù hiệu.

Sở GD-ĐT Hà Nội quy định các khoản thu chi đầu năm học - anh 1

Ảnh minh họa.

Một số nội dung thu có quy định mức trần cụ thể như chăm sóc bán trú, trang thiết bị bán trú, học 2 buổi/ngày, học phẩm mầm non, nước uống tinh khiết, dạy thêm học thêm trong nhà trường. Các khoản thu này cũng phải được thỏa thuận bằng văn bản tới từng cha mẹ học sinh.

Cũng theo ông Cẩn từ tháng 6, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có văn bản hướng dẫn các khoản thu chi. Theo phân cấp quản lý, cơ sở trực thuộc Sở và Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã phải có văn bản thống nhất với cấp tương đương về các khoản thu.

Liên quan đến kinh phí cải tạo, sửa chữa một phòng học lên đến khoảng 500 triệu/phòng (sửa chửa, cải tạo 904 phòng học với số tiền gần 470 tỷ đồng; xây mới 1.153 phòng học với số tiền gần 657 tỷ đồng), ông Nguyễn Viết Cẩn cho rằng, số tiền 500 triệu không chỉ cho việc sửa chữa mà còn cải tạo sân chơi, thoát nước, quét vôi ve hàng rào...

Về chức danh Chủ tịch Hội đồng tự quản, Sở Giáo dục cho biết thành phố đã thí điểm được 3 năm nay nhưng chỉ áp dụng với các trường theo mô hình trường học mới VNEN chứ không áp dụng đại trà. Năm học trước có 58 trường áp dụng mô hình này và năm nay sẽ nâng lên 114 trường. “Chức danh Chủ tịch giúp học sinh tự tin, đối thoại thoái mái, dân chủ trong bàn bạc trao đổi tiếp thu bài”, ông Nguyễn Trí Dũng, Trưởng phòng giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục Hà Nội nêu.

Phụ huynh "đứt hơi" với các khoản tiền đầu năm

Trên diễn đàn Web trẻ thơ, một ông bố ở Hải Phòng đã gửi “tâm thư” với giọng điệu nửa đùa nửa thật, than phiền về các khoản tiền phải nộp cho con chuẩn bị vào lớp 1.

Anh cho biết, từ cuối tháng 6 trường đã nhận hồ sơ nhập học và thông báo năm nay quy định không học hè trước tháng 8, nhưng nhà trường “động viên” các cháu đi học hè từ tháng 7 các môn thể chất, kỹ năng sống, tiếng Anh. Với suy nghĩ “nói là động viên nhưng thực chất là bắt buộc” - nên anh đã cho con theo học.

“Tiền học tháng 7 của các cháu là 500.000 đồng, học tuần 3 buổi. Hỏi con đi học gì, con bảo ở trong lớp tập hát thôi” – anh kể. Ngoài ra, tiền ủng hộ trường sửa đường ống là 1 triệu đồng, tiền lắp điều hòa và máy chiếu 1,5 triệu đồng. Cộng thêm vài loại quỹ nữa là đầu năm vợ chồng anh đã phải đóng hơn 3 triệu đồng cho con.

"Ngoài ra muốn con sau này theo kịp lớp thì phải cho con đi học thêm ở nhà cô giáo chủ nhiệm mỗi tháng 600.000 đồng. Tháng 7 đã qua tháng 8 lại đến. Đến lớp cô giáo yêu cầu đóng tiền đồng phục, sách vở, bảo hiểm hết 2,4 triệu đồng chưa kể tiền ăn. Không biết tháng 8 qua tháng 9 tới còn những khoản nào nữa” – vị phụ huynh này lo lắng.

Xem thêm:

- Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường công bố danh sách trúng tuyển trước ngày 25/8

- Cả nước khai giảng năm học mới vào sáng 5/9

Tuấn Minh (t/h)

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.