Sự thật bỏ 8 tỷ diệt lục bình, chi 1,2 tỷ trồng mới

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang giải thích việc chi 1,2 tỷ trồng lục bình chống sạt lở.

Ảnh minh họa vớt lục bình trên sông
Ảnh minh họa vớt lục bình trên sông

Nhiều người biết đầu tháng 7, tỉnh Tiền Giang đồng loạt ra quân trục vớt lục bình trên các tuyến sông, kênh, rạch các huyện phía Đông. Tuy nhiên 2 tháng sau tỉnh Tiền Giang tiếp tục triển khai kế hoạch chi 1,2 tỉ để... trồng lục bình chống sạt lở.

Lý giải về kế hoạch trên, ông Ưng Hồng Nghi -Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh cho biết, thực tế không có chuyện bỏ tiền ra trồng lục bình mà đó là sự kết hợp làm rào chắn, trồng cây kết hợp với dùng lục bình để chống sóng tàu đi mạnh sẽ gây sạt lở bờ.

Ông Nghi giải thích: "Trong giải pháp giải cứu sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có giải pháp là xây kè kiên cố để chống sạt lở nhưng việc kết hợp giữa trồng cây và sử dụng lục bình có tác dụng nâng cao ý thức của người dân. Với phương pháp trên có thể dùng lục bình trong tự nhiên có sẵn để chắn sóng khi tàu thuyền qua lại.

Trước đó, việc chi 8 tỷ để diệt lục bình có nghĩa là đối với những khu vực giữa lục bình theo dòng nước bị ứ đọng lại và sinh sôi, gây cản trở lưu thông, ảnh hưởng sản xuất, tưới tiêu. Vậy nên phải có biện pháp vớt lên khai thông dòng chảy cho thoáng.

Với dự án sạt lở do sóng tàu, sẽ làm rào chắn rồi thả lục bình trong hàng rào ở phạm bi bờ chứ không lấn ra ngoài sau đó kết hợp với việc trồng cây.

Lục bình sẽ sống trong đó tạo thành lớp thảm thực vật có tác dụng chắn sóng tốt và bảo vệ cho các cây bé mới trồng phát triển. Sau này khi cây lớn thì không cần lục bình nữa, khi đó sẽ kéo lục bình lên diệt rồi làm phân hữu cơ cũng rất tốt cho trồng trọt".

Theo ông Nghi, sạt lở xảy ra có nhiều nguyên nhân và tùy thuộc vào tình hình địa điểm từng nơi mà dùng biện pháp khác nhau. Nếu sạt lở do sóng tàu đi lại chỉ cần dùng biện pháp dân gian như dùng cây và cỏ để giảm lực sóng đập vào bờ gây sạt lở. Còn với dòng chảy sâu thì giải pháp hữu hiệu là dùng công trình.

"Mình dùng lục bình chỉ có tác dụng làm hạn chế sóng của tàu thuyền đi qua, nâng cao ý thức của người dân. Sạt lở nó cũng như thiên tai, từ đó mọi người sẽ có ý thức hơn tham gia trồng cây chắn sóng bảo vệ bờ, như vậy mới làm giảm đi vấn đề sạt lở" - ông Nghi nhận định.

Trước đó trong ngày 7-8/7,  toàn tỉnh Tiền Giang ra quân trục vớt gần 240.000 m kênh, rạch, mương nội đồng có lục bình và các vật dụng cản trở lưu thông dòng chảy, với hơn 7.000 người là đoàn viên, thanh niên, sinh viên tình nguyện, lực lượng vũ trang, các ban ngành, đoàn thể và người dân cùng tham gia.

Hiện tỉnh Tiền Giang có trên 1.200 km kênh, rạch bị lục bình bao phủ với diện tích hơn 9 triệu m2. Các đơn vị liên quan sẽ dùng ngân sách chi 1.000 đồng/m2 lục bình, ước tính tổng kinh phí hơn 8 tỉ đồng.

Tuy nhiên, không lâu sau người dân tỉnh này cũng ngỡ ngàng vì tỉnh tiếp tục chi 1,2 tỉ đồng để... trồng lục bình vì cho rằng sẽ chống sạt lở.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh, dự án trồng lục bình làm kè ven sông đã triển khai 1 năm nay và sẽ tiếp tục nhân rộng với tổng kinh phí hơn 1,2 tỉ đồng. Tỉnh Tiền Giang hiện có 67 điểm sạt lở, tổng chiều dài hơn 6 km, mỗi năm đều phải tốn hàng chục tỉ đồng để khắc phục.

Theo Đất Việt
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.