Sáng 1/2 (23 tháng Chạp AL), mọi nhà đều chuẩn bị một mâm lễ vật để cúng ông Công ông Táo về “chầu trời”. Sau khi làm lễ xong, mọi người sẽ đưa cá chép sống phóng sinh ra ao hồ. Bởi theo truyền thuyết, cá chép sẽ hóa rồng để Táo quân cưỡi lên thiên đình báo cáo những việc xảy ra năm qua dưới hạ giới.
Vào khoảng giữa trưa, người dân tại Nghệ An cũng mang cá ra phóng sinh và đưa đồ cúng bái trên ban thờ xuống sông để tiễn Táo quân chầu trời.
Phóng sinh cá chép cũng là thế hiện ước muốn năm mới nhiều hy vọng và niềm vui, sự từ bi, an lành trong năm mới.
Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.
Thế nhưng, nhiều người không những phóng sinh còn đổ toàn bộ đồ cúng lễ gồm bát hương, chân hương... xuống sông gây ô nhiễm môi trường.
Nhiều người cẩn thận cho cá vào hộp rồi mở nắp lấy cá thả xuống nước...
Tro bụi cùng đồ lễ sau khi hóa được ném thẳng xuống mặt nước.
Theo tập tục dân gian, cá được thả chủ yếu là cá chép, cá vàng và có cả cá diêu hồng...
Nhưng một số người lại tung cá từ trên cầu xuống với độ cao khoảng hàng chục mét khiến cá chép bơi hết vào bờ trong tình trạng thoi thóp.
Thậm chí nhiều người còn thả nguyên túi nilong đựng cá xuống nước khiến cho cá không thể thoát ra ngoài.
Nhiều loài cá chép sống quen trong tủ kính nên khi thả xuống đã nổi lên mặt nước. Việc phóng sinh cá là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam. Thế nhưng với cách thả cá như vậy đã khiến cho hằng trăm con cá chép bị chết trước khi kịp "hóa rồng".
Anh Ngọc