Thành phố mang bộ mặt... xôi đỗ

[Ngày Nay] - Sau hơn 10 năm sáp nhập, “trái tim” của cả nước đã gặt hái được nhiều thành tựu nhưng Hà Nội cũng phải đánh đổi nhiều thứ: quá tải dân cư, giãn dân thất bại, nhìn thấy rõ hơn cả là quy hoạch rời rạc, đô thị phát triển không đồng bộ theo kiểu xôi đỗ.
Thành phố mang bộ mặt... xôi đỗ

Vỡ trận giờ tan tầm

Hà Nội hôm nay đã khác xưa. Những tuyến đường thẳng tắp đốn gục hàng loạt cây xanh, nhiều con đường nắn lại sinh ra hàng loạt ngã ba ngã tư, các tòa cao ốc, nhà ở chung cư không ngừng vươn lên... Chỉ có tắc đường vẫn tồn tại, thậm chí có phần trầm trọng hơn.

Con ngõ nhỏ chật hẹp số 283 Khương Trung (quận Thanh Xuân) gồng gánh hàng nghìn cư dân tỏa ra từ dự án Star Tower. Ngõ 102 Trường Chinh (quận Đống Đa), diện tích lòng đường nhỏ tới mức chỉ cần 2 xe ô tô tránh nhau là tắc nhưng lại đang là lối đi chính cho hàng nghìn hộ dân thuộc hai chung cư MeCo Complex và Capital Garden. Phố Triều Khúc (quận Thanh Xuân) “cõng” trên mình hàng nghìn cư dân sinh sống tại hai dự án cao cấp Diamond Blue và tổ hợp liền kề - cao tầng Pandora. Dù nắng hay mưa, cứ đến giờ tan tầm, những con phố này lúc nào cũng trong tình trạng ùn ứ, bất động. Đường Lê Văn Lương không hề nhỏ hẹp mà thênh thang giữa thành phố, nhưng lúc nào cũng quá tải vào mỗi sáng sớm hay lúc chiều xuống. Theo thống kê của Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, số liệu đến cuối năm 2016, chỉ tính riêng tuyến đường Lê Văn Lương, Thành phố đã cấp phép cho hơn 30 dự án chung cư cao tầng.

Tương tự, phía Tây Nam Linh Đàm, chung cư giá rẻ do Công ty tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên (Tập đoàn Mường Thanh) đầu tư với nhiều tổ hợp nhà cao tầng từ 35 - 41 tầng, dân số khu vực này ước tính lên đến hơn 60.000 người, gần bằng quy mô dân số đô thị loại 3.

Các tuyến đường chạy qua các khu đô thị khác như Trung Hoà – Nhân Chính, Xa La, Văn Quán, Văn Phú cũng lọt vào danh sách điểm nóng về ùn tắc giao thông. Những điểm nóng ùn tắc trải đều trên tất cả các tuyến đường lớn và tương lai khó có phương án nào giảm tắc, bởi các dự án nhà ở, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại vẫn đang được tiếp tục xây dựng. Rõ ràng, tình trạng tắc đường kéo dài tại các khu vực này đang và luôn ám ảnh người dân, ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc của người dân Thủ đô.

Thành phố mang bộ mặt... xôi đỗ ảnh 1

Song song với vấn nạn ùn tắc, câu chuyện ngập ở Hà Nội chính là hệ lụy của quá trình đô thị hóa vô tội vạ, không bài bản. Chung cư mọc lên ồ ạt nhưng lại không “chừa” khoảng hở cho cây xanh phát triển giữa các khu đô thị khiến hệ thống tiêu thoát nước bị bế tắc. Luật Xây dựng năm 2003 chỉ rõ khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuy nen ngầm, cốt xây dựng mặt đường phải tuân theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị. Tương tự, theo quy hoạch đô thị đã quy định, khi xây dựng đô thị ít nhất phải để lại 20% diện tích để làm hồ điều hòa, đường đi lại và công viên cây xanh. Nhưng thực tế, các cao ốc chung cư đều mạnh ai người đó làm, chỗ này một đô thị, chỗ kia một đô thị và không liên kết với nhau. Các khu đô thị như các ốc đảo chỉ nhằm phục vụ nơi ăn chốn ở cho lượng dân cư ngày càng tăng chóng mặt. vắng bóng hoàn toàn các hệ thống tiêu thoát nước.

Đối với Hà Nội, việc điều chỉnh quy hoạch là điều cần thiết và gấp gáp, nhưng điều chỉnh thế nào lại là một vấn đề.

Lỗi tại ai?

Có một thực tế là một số chủ đầu tư luôn tìm cách bon chen, khoét lõm những khu vực không đủ điều kiện xây chung cư, trung tâm thương mại để thực hiện dự án. Dù không có đường vào hoặc đường vào quá hẹp nhưng chủ đầu tư không biết bằng cách nào vẫn “phù phép” để dự án được hình thành. Từ 1-2 chung cư nhỏ lẻ, Thủ đô dần mọc lên hàng trăm tòa nhà cao tầng khắp mọi nơi. Sau hơn 10 năm sáp nhập, số lượng những tòa nhà trên 20-30 tầng chi chít như nấm sau mưa.

Thành phố mang bộ mặt... xôi đỗ ảnh 2

KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam bày tỏ quan điểm với phóng viên: Chúng ta đừng đổ lỗi cho Tập đoàn Mường Thanh xây không phép, vượt tầng... Bởi đầu tư bất động sản không phải là đi buôn ma túy. Bất động sản ở giữa thanh thiên bạch nhật. Một chung cư cao 40 tầng tại sao lại không phép, sai phép trong khi chúng ta có hàng vạn thanh tra viên xây dựng? Rõ ràng, thực tế đang bộc lộ trong quản lý đô thị có vấn đề, trong bộ máy này đã có những mắt xích có vấn đề.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM đồng quan điểm: “Lỗi tăng mật độ xây dựng, tính năng cho dự án cao ốc không hoàn toàn thuộc về chủ đầu tư. Bởi để xảy ra tình trạng đó, chứng tỏ các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt chưa làm hết chức năng”. Ông Châu nói thêm, nguyên tắc hạ tầng đi trước, xây dựng đi sau dứt khoát phải thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, Nhà nước cần có trách nhiệm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch. Cần chấm dứt quy trình ngược trong cấp phép xây dựng nhà cao tầng, trung tâm thương mại trong ngõ nhỏ.

Còn theo ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội, luật đã đầy đủ nhưng chúng ta cần quy trách nhiệm đến từng cá nhân, từ lúc xây dựng luật đến những người thực thi luật. Ví dụ như thanh tra của quận huyện khi để vượt tầng thì chế tài xử phạt như thế nào? Xử phạt chủ tịch quận huyện, phường, xã như thế nào nếu để xảy ra sai phạm? Cần có chế tài cụ thể cho từng vị trí của các cơ quan quản lý để quy trách nhiệm đến từng người. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần vào cuộc, có thể kiểm tra giám sát thường xuyên, uốn nắn cho các doanh nghiệp đi đúng hướng và đúng quy hoạch, khi quy hoạch là phải tuân thủ nhất quán, không được thay đổi.

Nếu Hà Nội không thực hiện nghiêm luật, không tính toán đến các vấn đề quy hoạch, quản lý theo quy hoạch, bảo đảm cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường... sẽ phải trả giá đắt trong tương lai.

Loay hoay tìm phương án

TS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch & phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, giải quyết hệ quả của việc xây dựng rời rạc, vô tội vạ như thế nào, hiện nay chúng ta mới chỉ đang tính đến những bức xúc trước mắt về ùn tắc giao thông, ngập lụt, ô nhiễm môi trường... nhưng chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi của nó là tạo cấu trúc mô hình hợp lý, mà đó chính là mô hình đô thị vệ tinh.

Thành phố mang bộ mặt... xôi đỗ ảnh 3

“Trong bối cảnh vươn lên hình thành một mô hình đô thị mới thì giải pháp để tạo ra bền vững đô thị trong quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 nêu rõ, Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm có khu đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh và các thị trấn sinh thái nhằm giảm sức ép cho khu vực nội đô. Thực tế, tại nhiều nước trên thế giới, họ xây dựng đô thị vệ tinh phụ thuộc vào đô thị trung tâm. Trong khi đó tại Việt Nam, các đô thị vệ tinh lại là các đô thị có chức năng độc lập để hỗ trợ và chia sẻ với đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo, công nghiệp, dịch vụ… Hơn nữa, phát triển đô thị sinh thái bao gồm những khu không gian xanh, hình thành nên các vành đai xanh, hành lang xanh, tương lai sẽ giúp cho Thủ đô hình thành nên thành phố xanh, hướng tới đô thị thông minh” – ông Nghiêm nói. Ông nhấn mạnh thêm: “Để giải quyết những tồn tại bức xúc mang tính cục bộ hiện nay trong nội đô thì đô thị vệ tinh là mô hình cơ bản, là giải pháp quan trọng nhất để giải quyết tận gốc những gốc rễ tồn tại hiện nay”.

Ngoài việc phát triển đô thị vệ tinh, không gian ngầm bị lãng quên cũng là một lý do khiến quy hoạch đô thị Hà Nội bị băm nát. KTS Phạm Thanh Tùng nêu quan điểm, trung tâm Hà Nội là một cục nam châm khổng lồ có sức hấp dẫn hút người dân. Chúng ta phải có đầu mối giao thông công cộng tốt, nếu không càng mở, đường càng tắc. “Ngành Quy hoạch xây dựng Việt Nam đã có từ những năm 60 của thế kỷ trước và đến nay, đã trải qua hơn 50 năm với nhiều giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia. Nhưng chúng ta vẫn bị một cái lối rất nông nghiệp là “ăn xổi, ở thì”. Chúng ta chỉ biết khai thác trên mặt đất, mà bỏ quên nguồn tài nguyên dưới mặt đất”.

Tuy nhiên, theo ý kiến riêng của PGS.TS Phạm Hùng Cường - Trưởng Khoa Kiến trúc - Quy hoạch, Đại học Xây dựng Hà Nội, giải pháp đô thị ngầm là giải pháp rất đắt đỏ, ngầm hóa thì đồng nghĩa với việc tiếp tục chồng chất vào nội đô. Thực ra, đô thị ngầm chính là chế biến hạ tầng hiện đại. Tuy nhiên, thu nhập của quốc gia cũng phải cân đối với xây dựng nhưng GDP của chúng ta chưa được bao nhiêu. Phương án là xây vừa thôi, đỡ mất công xây dựng mà không tốn chi phí. Đó là cả một chiến lược cần phát triển và có thể vẫn còn nhiều tranh cãi”.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.