Hà Nội ngộp thở vì… cao ốc

Hà Nội ngộp thở vì… cao ốc ảnh 1
Sự xuất hiện của những tòa chung cư cao ốc mang đến cho Hà Nội một hình ảnh văn minh hơn, hiện đại hơn và hào nhoáng hơn, tuy nhiên, những tòa nhà cao tầng này xuất hiện với mật độ dày đặc đã và đang gây áp lực lớn với hạ tầng giao thông của thủ đô.

_______________

Hà Nội ngộp thở vì… cao ốc ảnh 2

Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, Hà Nội đã có sự bùng nổ về số lượng nhà cao tầng với sự ra đời của hàng loạt các khu đô thị mới. Đi một vòng Hà Nội, thật không khó để nhìn thấy những tòa cao ốc chọc trời nằm san sát nhau. Từ đường lớn, đến phố nhỏ, đâu đâu cũng thấy những chung cư, nhà văn phòng, trung tâm thương mại…

Theo khảo sát, trên đoạn đường Nguyễn Tuân dài hơn 1km “đếm vội” cũng có khoảng 20 tòa nhà, khu chung cư cao tầng với đủ loại diện tích có chiều cao trên 20 tầng như: HUD Tower, Imperia Garden, Tòa nhà Công ty CP lắp máy điện nước và xây dựng, Tòa nhà Sông Đà - Nhân Chính, Tổ hợp HDI Homes, The Legend, Thống Nhất Complex, Gold Season, khu nhà ở số 90 Nguyễn Tuân…

Khu vực đường Lê Văn Lương dài khoảng 2km nhưng cũng phải gánh tới gần 40 dự án chung cư cao từ 25 - 35 tầng có thể kể đến như: Star City, Chung cư The Golden Palm, Handi Resco, Center Point, tòa nhà văn phòng MB Grand Tower… Xung quanh đường Lê Văn Lương cũng bị bịt kín bởi dự án chung cư như đường Lê Văn Thiêm, đường Vũ Trọng Phụng...

Một con phố khác ở Hà Nội cũng “nhồi” đến vài chục dự án dù chỉ dài khoảng 2,7 km là đường Tố Hữu. Những dự án đáng chú ý tại khu vực này đó là The Light Tower, chung cư Bắc Hà, C14, The Pride, Park City, khi đô thị Dương Nội, An Hưng, Ecolife Capital…

Hà Nội ngộp thở vì… cao ốc ảnh 3

Chưa hết, các tuyến đường nhánh cắt ngang Tố Hữu như đường Trung Văn cũng xuất hiện nhiều khu chung cư cao tầng như khu chung cư VOV Mễ Trì, khu đô thị Trung Văn…

Tuyến Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển cũng dày đặc các dự án bất động sản có thể kể đến như Ecogreen City, Thăng Long Number 1, dự án của Vinaconex 1, khu đô thị Đại Kim, khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ quy mô hàng nghìn căn hộ. Trong đó, khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ được điều chỉnh quy hoạch chi tiết tại lô đất CT2 với tòa nhà A cao 45 tầng, tòa B cao 45 tầng, tòa C cao 36 tầng và D1 cao 36 tầng, D2 cao 40 tầng.

Hay tại tuyến đường Nguyễn Trãi, hàng loạt những dự án cao ốc mới cũng ồ ạt ra đời như: dự án Golden Land, dự án nhà ở xã hội 143 Trần Phú, dự án Hattoco… Đáng chú ý, hàng loạt các khu đất hai bên đường Nguyễn Trãi trước đây là các nhà mày xí nghiệp, hiện cũng đã được chuyển đổi thành các khu đô thị, tòa chung cư. Đơn cử như khu vực nhà máy Dệt may Mùa Đông cũ hiện cũng đã biến thành dự án Gold Season với quy mô 4 tòa chung cư cao từ 27 - 35 tầng.

Ngoài ra, tại một số nút giao thông quan trọng như Nguyễn Trãi - Trường Chinh - Đường Láng, cũng có hàng loạt các chung cư như Mipec Tower và một khu đô thị lớn với hàng chục nghìn cư dân.

Hà Nội ngộp thở vì… cao ốc ảnh 4

Nhiều ý kiến cho rằng, cuộc đua xây dựng các chung cư cao tầng phản ánh một phần cuộc đua quyền lực của các đại gia bất động sản và cũng là chỉ dẫn cho tăng trưởng kinh tế từng năm, từng giai đoạn.

Bàn về vấn đề này, ThS. KTS Bùi Hữu Minh (Công ty Cổ phần Tư vấn - Đầu tư Xây dựng tổng hợp) phân tích, nếu nhìn vào danh sách 30 toà nhà cao nhất Việt Nam hiện tại cùng thời điểm khởi công, hoàn thiện, nhận định này có phần đúng.

Hà Nội ngộp thở vì… cao ốc ảnh 5

Chẳng hạn, năm 2010, GDP tăng trưởng 6,78%, cao nhất kể từ năm 2008. Cũng trong năm 2010, thị trường bất động sản chứng kiến nhiều dự án cao ốc chọc trời được khởi công xây dựng, 5 trong số đó “lọt” danh sách 30 dự án cao nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại.

Năm 2011, Keangnam Landmark 71 đi vào vận hành, được mệnh danh là toà nhà cao nhất Việt Nam. Công trình trở thành biểu tượng cho sự phát triển lĩnh vực xây dựng, ngành công nghiệp, dịch vụ ở nước ta. Thậm chí, cao ốc này còn được xem là biểu tượng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời điểm đó.

Năm 2012-2013 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Nhìn lại 30 dự án toà nhà chọc trời, không có dự án nào được ấp ủ hay khởi công xây dựng trong 2 năm này.

Cho đến năm 2014, khi nền kinh tế trong nước có dấu hiệu phục hội, có 5 tòa cao ốc được khởi công và hoàn thành 2-4 năm sau đó, điển hình là Landmark 81, CT4 Vimeco...

Hay năm 2017-2018, GDP tăng trưởng lần lượt 6,81% và 7,08%. Đây cũng là 2 năm lượng cao ốc được xây dựng và hoàn thành nhiều nhất từ trước đến nay. Cụ thể, 15/30 toà nhà cao nhất Việt Nam được hoàn thành trong 2 năm này, trong đó có đại diện nổi bật là Landmark 81, toà nhà sở hữu chiều cao kỷ lục hiện nay ở Việt Nam.

Hà Nội ngộp thở vì… cao ốc ảnh 6

Theo các chuyên gia, việc xây dựng nhiều nhà cao tầng trong khu vực nội đô là một tất yếu của quá trình đô thị hóa, phát triển và hội nhập toàn cầu. Nói về “công”, quả thực không thể phủ nhận những kết quả quan trọng trong việc xen cấy các nhà cao tầng tại khu vực nội đô.

ThS. KTS Bùi Hữu Minh cho rằng: “Việc hình thành các khu đô thị, khu nhà cao tầng đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng giá trị đầu tư, bổ sung quỹ nhà ở, văn phòng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, thương mại, dịch vụ…; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo động lực phát triển khu vực lân cận; và góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị Hà Nội hiện đại hơn, khang trang hơn so với những năm trước đây. Những kết quả quan trọng ấy, chúng ta không thể phủ nhận”.

Hà Nội ngộp thở vì… cao ốc ảnh 7

Song, về “tội”, việc tập trung quá nhiều nhà cao tầng, khu đô thị tại một số khu vực trong nội đô đã và đang gây ra rất nhiều bất cập. Theo ông Minh, việc xây dựng nhà cao tầng ở khu vực nội đô với diện tích sàn tăng lên, số người tập trung cao hơn… gây quá tải cho cơ sở hệ thống hạ tầng hiện hữu; tình trạng nước cấp không đủ áp lực, lưu lượng nước cấp không đáp ứng nhu cầu, chất lượng nước không đảm bảo… đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân đô thị; hệ thống thoát nước hoạt động kém hiệu quả gây ngập úng, việc thu gom, vận chuyển rác có nguy cơ mất vệ sinh ảnh hưởng đến môi trường, nguy cơ mất an toàn trong phòng chống cháy, nổ…là những hệ quả không mong muốn trong quá trình xây dựng và phát triển nhà cao tầng trong khu vực nội đô của Hà Nội.

Đặc biệt, sự phát triển ồ ạt thiếu sự quản lý đã khiến cho giao thông bị quá tải và tắc đường đang xảy ra “như cơm bữa”. Theo phản ánh của một số người dân tại đường Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi, kể từ khi các dự án chung cư được mọc lên, tình trạng tắc đường đã trở thành “đặc sản” khi nhắc tới những con phố này.

“Sở dĩ gây nên tình trạng tắc đường là do tốc độ phát triển các dự án cao ốc đang bỏ lại hạ tầng giao thông phía sau một khoảng cách xa. Nhiều con đường vốn đã nhỏ hẹp, không được mở rộng nay lại phải chịu áp lực rất lớn từ hàng chục chung cư, cao ốc đang “mọc” lên, gắn với những tòa nhà đó là hàng nghìn cư dân mới, kéo theo hàng nghìn phương tiện, khi đó tắc đường xảy ra là tất yếu”, ông Minh nhấn mạnh.

Hà Nội ngộp thở vì… cao ốc ảnh 8

Thông thường trong quy hoạch, hạ tầng giao thông phải đi trước các dự án xây dựng nhà ở một bước mới đảm bảo không làm phát sinh các vấn nạn giao thông như tắc đường, kẹt xe… Tuy nhiên hiện nay, ở Hà Nội, quy tắc này đang bị làm ngược lại nên đã khiến tình trạng tắc đường ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Để giảm thiểu tình trạng tắc đường, một mặt, chính quyền địa phương cần phải xem xét chặt chẽ các quy hoạch trong đô thị, đặc biệt trong cấp phép xây dựng các dự án chung cư cao tầng. Không xây dựng nhà cao tầng tràn lan, mà cần lựa chọn những khu vực thích hợp trong thành phố cho việc xây dựng tập trung nhà cao tầng, bên cạnh đó cần tạo những không gian trống, cây xanh, mặt nước tạo môi trường sống trong lành cho đô thị. Mặt khác, cần phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông, không chỉ đầu tư các tuyến huyết mạch mà còn phát triển cả hệ thống giao thông vệ tinh bởi việc hạn chế xây nhà cao tầng trong trung tâm không phải là giải pháp tối ưu.

Trên thực tế, những biện pháp, nỗ lực thời gian qua chỉ là tình thế, chưa thể giải quyết tận gốc vấn đề cân bằng giữa xây dựng các chung cư cao tầng và giao thông đô thị. Theo KTS Minh, hiện nay, nhiều chủ đầu tư vừa thiết kế xây dựng vừa đầu tư, đã phá vỡ quy mô dân số, thay đổi diện tích xây dựng, bớt xén không gian công cộng khiến quy hoạch chung của Hà Nội có nguy cơ bị méo mó. Vì vậy, cần tuân thủ nghiêm quy hoạch và gắn trách nhiệm cho các cấp quản lý của chính quyền địa phương.

Hà Nội ngộp thở vì… cao ốc ảnh 9
TIN LIÊN QUAN
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.