Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, cầm máu, lợi tiểu, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc, sinh tân dịch, chống khát, mát dạ dày, bổ tỳ vị. Người táo bón, tiểu ít không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Trong bắp cải có nhiều muối khoáng, nhất là canxi, photpho, kali, sắt. Lượng vitamin C trong bắp cải chỉ thua cà chua, nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Theo các nhà khoa học Stanford (Mỹ), chất sulforaphane có trong bắp cải có thể dùng để loại bỏ các loại tế bào ung thư.
Phòng chống ung thư
Nếu bạn ăn bắp cải 1 lần/tuần sẽ giảm 70% xác suất bị ung thư ruột đồng thời giảm nguy cơ ung thư dạ dày, bàng quan và tiền luyệt tuyến.
Ngoài ra, hoạt chất indol trong bắp cải còn có tác dụng phòng chống ung thư vú. Phụ nữ ăn bắp cải 2 – 3 lần/tuần sẽ làm giảm nguy cơ ung thư vú 20% so với người chỉ ăn vài lần trong tháng.
Chống béo phì và các bệnh về tim mạch
Cải bắp có tác dụng ngăn glucid chuyển hóa thành lipit – một trong những nguyên nhân chính gây béo phì. Đây cũng là lí do loại rau này thường xuyên xuất hiện trong các khẩu phần ăn kiêng.
Thêm vào đó, bắp cải cũng giúp giảm thiểu áp lực máu lên thành mạch, làm giảm thiểu các bệnh về tim mạch. Loại rau này có tác dụng hạ cholesterol trong máu, từ đó giúp chúng ta tránh khỏi nguy cơ bị xơ vữa mạch màu, thiểu năng mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
Trong bắp cải có nhiều muối khoáng, nhất là canxi, photpho, kali, sắt. Lượng vitamin C trong bắp cải chỉ thua cà chua, nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. (Ảnh minh họa).
Diệt khuẩn và giảm ngứa
Đối với người hay bị mắc các căn bệnh ngoài da thì có thể yên tâm bổ sung bắp cải vào thực đơn hàng ngày bởi bắp cải có chứa một lượng lớn lưu huỳnh và tác dụng chính là diệt vi khuẩn và giảm ngứa.
Chính vì vậy mà nếu ngay từ nhỏ, chúng ta ăn nhiều bắp cải sẽ giúp bé có được làn da đẹp sau này.
Cải thiện tinh thần
Trong bắp cải có chứa tryptophan, một thành phần của protein. Thành phần hóa học có thể làm dịu các dây thần kinh và thúc đẩy việc sản xuất serotonin, đó là một loại hoóc môn hạnh phúc. Ngoài ra, cũng chứa selen không chỉ là nguyên tố vi lượng mà còn có tác dụng cải thiện cảm xúc của con.
Chống viêm và giảm đau
Giống như thuốc, bắp cải không chỉ có thể làm giảm các triệu chứng đau khớp mà còn có thể ngăn ngừa và điều trị đau họng do cúm.
Do đó những bệnh nhân bị viêm khớp thường có thể ăn bắp cải. Đồng thời, để ngăn chặn sự viêm cổ họng do cúm, bạn có thể ăn bắp cải nhiều hơn.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Bắp cải giàu vitamin C. Hàm lượng của vitamin C chứa trong 200 gam bắp cải là gấp hai lần vitamin C chứa trong cam.
Ngoài ra, bắp cải cũng có thể cung cấp một số nhất định chất chống oxy hóa, trong đó có một vai trò quan trọng trên cơ thể con người, chẳng hạn như vitamin E và tiền vitamin A (β-carotene).
Những chất chống oxy hóa có thể bảo vệ cơ thể khỏi những thiệt hại của các gốc tự do và có thể thúc đẩy việc cập nhật của các tế bào.
Chữa táo bón
Ngoài ra với người đang bị táo bón có thể bổ sung rau bắp cải vào chế độ ăn hàng ngày. Vì bắp cải rất nhiều chất xơ, một loại chất đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa, trị chứng táo bón hiệu quả.
Lưu ý khi chế biến rau bắp cải
- Cải bắp đem lại nhiều lợi ích hơn nếu chúng ta ăn sống. Ăn sống sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng trong rau. Hoặc chúng ta nên nấu chín tới rau thay vì nấu chín nhừ để đảm bảo không bị mất các chất dinh dưỡng trong rau cải bắp.
- Tuyệt đối không nấu cải bắp trong lò vi sóng. Chỉ cần để cải bắp trong lò vi sóng 2 phút cũng sẽ làm mất đi hết những enzyme cần thiết cho sự chuyển hóa glucosinolate thành các hợp chất có khả năng ngăn chặn ung thư.
- Khi luộc hoặc sào cải bắp, bạn không nên để lửa quá lâu, điều này sẽ làm phân hủy hết các chất dinh dưỡng trong rau.
- Không nên ăn các loại bắp cải để qua đêm. Bởi sau đó, bắp cải sẽ sản sinh ra chất làm giảm công dụng phòng ung thư, thậm chí một số nghiên cứu còn chỉ ra các loại bắp cải ngâm, muối chua có thể làm tăng khả năng ung thư.
Quỳnh Mai