Chị Liên Liên (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, tiền điện tháng 6 nhà chị tăng gấp 4 lần so với tháng trước. Cụ thể, tháng 5 là 1.060.000 đồng (359kw/h) nhưng tháng 6 hóa đơn ghi 4.162.000 đồng (1.314kw/h). Chị Liên nói: “Gia đình tôi 4 người nhưng đi làm và học cả ngày, chỉ sinh hoạt vào buổi tối.
Các thiết bị điện trong nhà gồm 2 điều hòa, ti vi, tủ lạnh, bếp từ và không gia tăng thiết bị điện nào trong nhiều tháng nay. Dù có lý giải rằng do tháng này nắng nóng hơn tháng trước nên lượng điện tiêu thụ tăng nhưng tôi vẫn không thể tin là gia đình tôi tăng gấp 4 lần so với bình thường”.
Chị Liên cho biết thêm: “Chưa bao giờ tiền điện nhà tôi lại tăng đột biến như thế vào tháng hè. Hè năm ngoái, tiền điện cao nhất gia đình trả hơn 2 triệu. Tôi không thể hiểu nổi cách tính giá điện như hiện nay”.
Chị Nguyễn Thanh (Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) bức xúc khi tiền điện gia đình tháng 6 cũng tăng gấp 3 lần so với tháng trước, từ hơn 1 triệu đồng lên hơn 3 triệu đồng. “Căn nhà tôi có 3 tầng, mỗi tầng một điều hòa và chỉ sử dụng vào buổi tối khi gia đình đi làm về, điều hòa luôn bật ở chế độ 28 độ C. Thậm chí, gia đình còn dùng thiết bị thông minh nên không có chuyện quên tắt các thiết bị điện khiến giá điện tăng cao đột biến”, chị Thanh nói.
Giá điện bậc thang: Lỗi thời
Hiện nay giá điện được tính theo 6 bậc. Bậc 1 (từ 50kWh trở xuống) có mức giá thấp nhất là 1.678 đồng/kWh, còn bậc 6 (từ 401kWh trở lên) là bậc cao nhất có mức giá 2.927 đồng. Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, điểm bất hợp lý của giá điện hiện nay nằm ở cách chia bậc thang. EVN cho rằng, chia nhỏ bậc thang để phù hợp với đối tượng yếu thế. Tuy nhiên, cách tính công suất tiêu thụ điện của hộ nghèo hiện nay đã khác trước rất nhiều. Mức bậc thang dưới 50 kwh và dưới 100 kwh không còn phù hợp. “Người nghèo nhất hiện nay cũng đã có các thiết bị tối thiểu phục vụ cho gia đình như nồi cơm điện, tủ lạnh, bếp điện. Người dân nghèo đã có khả năng sắm các thiết bị thiết yếu này, chứ không chỉ cần dùng điện để chiếu sáng và quạt mát”, ông Thịnh nói.
“Về phương diện kinh tế mà nói, giá điện mức bậc thang cực kỳ bất hợp lý và chỉ làm lợi cho EVN. Trong 6 mức giá hiện nay chỉ có 2 mức ở dưới trung bình. Trong khi đó, tiêu thụ 300-400 kWh ở các hộ gia đình hiện nay là bình thường, nhưng ở mức đó giá điện rất cao”, ông Thịnh nói.
PGS.TS Nguyễn Việt Dũng - Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Nhiệt - Lạnh (ÐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết, nhiệt độ ngoài trời tăng lên 1 độ thì tiêu thụ điện tăng từ 2 - 3% tùy từng loại điều hòa sử dụng. Nhiệt độ tăng khoảng 5 độ thì điện năng tiêu thụ tăng khoảng 10%. Thời tiết càng nóng, càng dùng nhiều điều hòa thì tiền điện càng cao. Bên cạnh đó, nhiệt độ ngoài trời tăng, đương nhiên sử dụng thiết bị điện quạt máy, điều hòa, tăng. Ðây là những thiết bị chiếm tỉ trọng tiêu thụ điện lớn trong hộ gia đình. Theo nghiên cứu, tiêu thụ điện của điều hòa chiếm từ 28 - 64%, có khi đến 80% chi phí điện của cả gia đình. Từ tháng 4, cả nước bước vào mùa khô, nắng nóng nên lượng tiêu thụ điện của nhiều hộ gia đình tăng cao.
PGS.TS Nguyễn Việt Dũng - Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Nhiệt - Lạnh (ÐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết, nhiệt độ ngoài trời tăng lên 1 độ thì tiêu thụ điện tăng từ 2 - 3% tùy từng loại điều hòa sử dụng. Nhiệt độ tăng khoảng 5 độ thì điện năng tiêu thụ tăng khoảng 10%. Thời tiết càng nóng, càng dùng nhiều điều hòa thì tiền điện càng cao. Bên cạnh đó, nhiệt độ ngoài trời tăng, đương nhiên sử dụng thiết bị điện quạt máy, điều hòa, tăng. Ðây là những thiết bị chiếm tỉ trọng tiêu thụ điện lớn trong hộ gia đình. Theo nghiên cứu, tiêu thụ điện của điều hòa chiếm từ 28 - 64%, có khi đến 80% chi phí điện của cả gia đình. Từ tháng 4, cả nước bước vào mùa khô, nắng nóng nên lượng tiêu thụ điện của nhiều hộ gia đình tăng cao.