Tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà: Những khao khát kết nối văn hóa hai nước Việt- Pháp

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuối năm 2024, một chương trình văn hóa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đã gây được tiếng vang tại 2 thành phố Paris và Nice tại Pháp, đó là “trình diễn nghệ thuật hát Then truyền thống của người Tày, Nùng, Thái”. Tìm hiểu về chương trình, tôi được biết tác giả của chương trình này là tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà, cán bộ tại Nhà văn hóa thế giới (Maison des cultures du Monde-MCM) tại Pháp.
Tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà tích cực quảng bá văn hóa Việt Nam ở nước ngoài
Tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà tích cực quảng bá văn hóa Việt Nam ở nước ngoài

Tình yêu nghệ thuật truyền thống Việt Nam là “kim chỉ nam” cho hành động

Chị Hồng Hà từng tốt nghiệp thủ khoa Đại học Văn hoá chuyên ngành Quản lý văn hoá và trở lại giảng dạy tại chính ngôi trường này, cũng như từng làm Phó khoa Du lịch trường Đại học Hải Phòng. Sau đó chị đã chọn nghiên cứu chuyên sâu về ngành Dân tộc học và xin được học bổng sang Pháp làm nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Paris Ouest, Nanterre la Défense.

Nhận bằng Tiến sĩ, chị công tác tại MCM. Với tình yêu với văn hóa nghệ thuật truyền thống Viêt Nam, chị thường xuyên kết nối, giao lưu với các nhà nghiên cứu văn hóa tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu Việt Nam tại Pháp cũng như trên thế giới để thiết kế các buổi trình diễn, hội thảo, triển lãm tại MCM.

Tuy nhiên trong khuôn khổ công việc, chị thấy muốn dành riêng cho văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa truyền thống thì vẫn có những hạn chế nhất định. Chính vì vậy chị đã cùng nhiều bạn bè Việt Nam và Pháp thành lập ra hội Parfums du Vietnam để có thể phát triển mạnh hơn sự giao lưu văn hóa giữa hai nước. Với tư cách là chủ tịch, chị đã dành nhiều tâm huyết để đem nghệ thuật truyền thống, đặc biệt ưu tiên nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam để giới thiệu tại Pháp.

Tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà: Những khao khát kết nối văn hóa hai nước Việt- Pháp ảnh 1

Tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà đam mê nghiên cứu chuyên sâu về ngành Dân tộc học

Chương trình giới thiệu “trình diễn nghệ thuật hát Then truyền thống của người Tày, Nùng, Thái” được tổ chức trong khuôn khổ Festival các loại hình nghệ thuật truyền thống tại Nice và trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp, lấy ý tưởng từ “Dự án bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại mà thế giới chưa biết đến” của MCM nơi chị công tác.

Tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà: Những khao khát kết nối văn hóa hai nước Việt- Pháp ảnh 2
TS Hồng Hà tham gia triển lãm Ngày hội Pháp ngữ

Tiến sĩ Hà cho biết, dự án này bắt đầu năm 2012 và từ đó đến nay mỗi năm trao giải thưởng duy nhất cho một nhà nghiên cứu trẻ tuổi sống tại Pháp thực hiện một dự án nghiên cứu và quảng bá một di sản văn hóa trên thế giới ít được biết đến, thậm chí chưa được biết đến ở Pháp nói riêng và thế giới nói chung.

Chương trình đã thúc đẩy trao đổi và đối thoại giữa các hình thức biểu đạt và bản sắc văn hóa của các dân tộc trên thế giới cũng như thúc đẩy sự đa dạng văn hóa. Tại đây, các di sản văn hóa phi vật thể được giới thiệu qua các hình thức trình diễn trên sân khấu của Nhà hát Alliance Francaise trong khuôn khổ Festival de Imaginaire được tổ chức hằng năm hoặc thông qua các buổi triển lãm, hội thảo chuyên đề. Năm 2016 chị được giải thưởng này và được phối hợp cùng MCM làm chương trình của mình và đã thành công vang dội.

Những mối nhân duyên với nghệ thuật Then

Tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà cho biết, được nghe hát then từ nhỏ dù chỉ trên ti vi và bị cuốn hút vào giai điệu và cây đàn tính làm bằng quả bầu khô nên rất ấn tượng với loại hình nghệ thuật này.

Then là một loại hình diễn xướng dân gian rất độc đáo, có trong cả đời sống sinh hoạt hàng ngày và trong cả đời sống tâm linh, lại đại diện cho văn hóa 3 dân tộc thiểu số là người Tày, Nùng và cả người Thái. Tuy nhiên ngay cả đối với người Việt cũng không biết đến loại hình trình diễn này và tất nhiên những Việt kiều tại Pháp cũng như người Pháp còn rất xa lạ với then vì vậy chị muốn then được biết nhiều hơn, được trân trọng nhiều hơn.

Năm 2015, khi chị Hồng Hà bắt đầu viết dự án thì hồ sơ then đang trình lên UNESCO (trụ sở tại Pháp) để được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày 12/12/2019, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO diễn ra tại Bogotá, thủ đô nước Cộng hòa Colombia, “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là niềm vui của những người yêu văn hóa Việt Nam như chị Hồng Hà.

Tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà: Những khao khát kết nối văn hóa hai nước Việt- Pháp ảnh 3

TS Hồng Hà chia sẻ, chị rất ấn tượng với loại hình nghệ thuật hát Then

Ngoài ra, theo chia sẻ của chị, dưới thời Mạc hát then phát triển rất rực rỡ. Nhà Mạc có công phát triển nghệ thuật then từ diễn xướng dân gian thành thứ âm nhạc cung đình và ghi lại rất nhiều những điệu hát dân gian. Là người con gốc họ Mạc, nghe then cảm thấy chạm vào cảm xúc của mình một cách tự nhiên, cũng là người rất yêu thích then, chị mong muốn dự án này là một phần tưởng nhớ đến tổ tiên của mình.

Phát triển văn hóa truyền thống trước hết phải tôn trọng tính nguyên bản

Theo tiến sĩ Hồng Hà, đem văn hóa truyền thống ra nước ngoài là việc không đơn giản. Chị chia sẻ nếu chúng ta mang một loại hình văn hóa truyền thống mà bị làm mới hóa, sân khấu hóa quá nhiều thì khán giả sẽ hiểu sai lệch từ đầu về nó. Tuy nhiên nghệ thuật truyền thống rất kén khán giả, đặc biệt là những người Việt đã xa quê hương từ lâu thì phải có cách để họ thấy loại hình đó hấp dẫn, đáng được trân trọng.

Chị đưa ra ví dụ về chương trình then sang nước ngoài của Hội có điểm khác biệt với các chương trình khác. Đó là hầu hết các chương trình khác then đã được sân khấu hóa, thành chương trình văn nghệ còn với chị luôn làm theo tinh thần là tôn trọng tính nguyên bản của loại hình nghệ thuật truyền thống này. Tức là đem then di sản, then cổ nguyên gốc từ các làng quê, từ sinh hoạt hàng ngày.

Sự nguyên bản đó đến từ trang phục, trang trí sân khấu, từ đồ diễn cũng mang nguyên cả một bàn thờ thật khi trình diễn then nghi lễ. Người trình diễn cũng đa phần là nghệ nhân dân gian, Đặc biệt các bài hát hát bằng tiếng Tày, Nùng, là những trích đoạn từ những diễn xướng trong nghi lễ, hoặc các bài hát đời thường gắn với những sinh hoạt hàng ngày của ngày dân như bài hát mừng nhà mới, mừng đám cưới, mừng em bé được sinh ra, mừng mùa màng bội thu…

Tuy nhiên kết quả thật bất ngờ khi chương trình thu hút được đông đảo khán giả người Pháp yêu nghệ thuật tại hai thành phố Nice và Paris, khán giả Việt Nam. Đặc biệt có sự tham gia của rất đông người Tày, Nùng, Thái tại 2 thành phố này. Họ đến xem và rất xúc động vì chương trình đã tái hiện đến 90% sự nguyên gốc của Then và họ thấy được đó chính là then chuẩn của họ. Họ cũng bất ngờ vì không nghĩ tại Pháp có thể thấy được hình ảnh của dân tộc họ được tái hiện đầy đủ, chỉnh chu, nghiêm túc như vậy. Điều đó làm cho những người như chị Hà tin tưởng vào cách làm của mình hơn.

Tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà: Những khao khát kết nối văn hóa hai nước Việt- Pháp ảnh 4

TS Hoàng Thị Hồng Hà luôn nỗ lực đem then di sản, then cổ nguyên gốc từ các làng quê Việt Nam ra nước ngoài

Khát khao muốn kết nối văn hóa Việt- Pháp

Tiến sĩ Hồng Hà cho biết, chị vẫn tiếp tục bền bỉ trên hành trình kết nối văn hóa giữa hai quốc gia. Năm 2025 chị cùng Hội Parfums du Viet Nam sẽ giới thiệu nghệ thuật múa của người H’Mong và tiếp tục với những chương trình nghệ thuật của các dân tộc thiểu số khác. Không chỉ có vậy, chị cũng tranh thủ những đợt về công tác về nước cùng làm một số triển lãm nghệ thuật của các nghệ sĩ Việt Nam là kiều bào tại Pháp.

Chị hi vọng có thể kết nối nhiều hơn với những người cùng chung chí hướng để lan tỏa những điều nhân văn tốt đẹp, tình đoàn kết giữa hai nước mà văn hóa chính là sứ giả, cầu nối.

Bình luận
Tập di cảo thơ "Những ngày tháng Tám" của nhà thơ, nhà giáo, liệt sĩ Trần Quang Long.
Những kỷ vật đi cùng năm tháng
(Ngày Nay) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua nửa thế kỷ nhưng âm vang hào hùng vẫn vang vọng, lắng sâu trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt là khi ta lặng mình trước hàng trăm kỷ vật thiêng liêng đang được trân trọng lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.