Tiến sĩ văn học: Không chấp nhận bỏ 'Chí Phèo' khỏi sách giáo khoa

(Ngày Nay) - Tiến sĩ Văn học Trịnh Thu Tuyết cho rằng, bà tôn trọng khác biệt và quyền đưa ra quan điểm riêng nhưng việc loại bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình sách giáo khoa (SGK) phổ thông là ý kiến tuyệt đối không thể chấp nhận.
TS Trịnh Thu Tuyết
TS Trịnh Thu Tuyết

Trước đề xuất của Thạc sỹ Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) cho rằng nên loại bỏ tác phẩm Chí Phèo khỏi SGK để tránh tác động xấu đến mặt nhận thức của học sinh.  TS Văn học Trịnh Thu Tuyết nhấn mạnh, bà không đồng tình với ý kiến loại bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi SGK Ngữ văn. “Loại bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình SGK phổ thông là ý kiến tuyệt đối không thể chấp nhận”- TS Thu Tuyết khẳng định.

Truyện ngắn Chí Phèo luôn xứng đáng tồn tại, bỏ đi rất tiếc?

Vị TS Văn học này khẳng định, đây là một kiệt tác của văn học hiện thực phê phán giai đoạn 30-45 và truyện ngắn Chí Phèo luôn xứng đáng tồn tại bên cạnh bất kì tác phẩm nào trong các giai đoạn trước và sau nó.

Đánh giá chung về lập luận phân tích trong bài viết nêu ý kiến loại bỏ tác phẩm, TS Tuyết cho rằng rất nhiều chỗ cách nhìn nhận của tác giả không liên quan gì đến văn chương.

Bà Nguyễn Đình Thị Thủy, giáo viên dạy Văn của trường THPT Hoài Đức A cũng nhìn nhận: Tác phẩm Chí Phèo là tác phẩm văn học và quan điểm sáng tác của chính tác giả Nam Cao đã là nghệ thuật là phải hư cấu. Vì thế, nếu xét ở thời đại để căn cứ vào pháp luật để phản ánh hình tượng thì chắc chắn có những “vênh lệch”.

“Tôi vẫn nghĩ sáng tác của Nam Cao vẫn có ý nghĩa”- bà Thủy khẳng định.

Tuy nhiên, cũng theo bà Thủy, với cách nhìn của học sinh hiện đại sẽ soi vào tác phẩm và thấy những “hạn chế” như lập luận của tác giả Song Hiền.

Bà Thủy đồng ý là không “cãi” được tác giả đề xuất này ở 2 ý: Thị Nở bị Chí Phèo cưỡng bức và việc Chí Phèo giết Bá Kiến. Bởi vì, tư duy của học sinh hiện đại khi tìm hiểu tác phẩm sẽ soi luôn ở góc nhìn mang tính lý tính như thế.

“Chí Phèo là tác phẩm hay và khi dạy giáo viên vẫn để cho học sinh thấu hiểu được bản chất nhân văn của tác phẩm qua chi tiết đấy của tác giả”- cô Thủy nhấn mạnh.

Lập luận của tác giả thiếu logic?

Trong khi đó, trao đổi với báo chí, ThS. Nguyễn Song Hiền (nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục - Trường ĐH Newcastle, Australia), người đề xuất loại bỏ tác phẩm “Chí Phèo” khỏi chương trình SGK Ngữ văn lớp 11 tin rằng nếu đứng trên quan điểm giáo dục sự loại bỏ tác phẩm này ra khỏi chương trình là hoàn toàn hợp lý.

Cũng theo ông Song Hiền, một số người cho rằn g ôngđã lệch lạc về tư tưởng khi đưa ra quan điểm trái chiều với nhiều quan điểm của số đông.

"Nhưng tôi tin rằng nền giáo dục thật sự dân chủ là nền giáo dục phải hướng tới sự khai phóng tự do cá nhân bao gồm cả sự khai phóng về mặt tư duy.

Tôi tin rằng nếu đứng trên quan điểm giáo dục sự loại bỏ tác phẩm này ra khỏi chương trình SGK 11 là hoàn toàn hợp lý. Nếu để nguyên tác phẩm này, mặc nhiên nó đang ca ngợi Chí, ủng hộ Chí, bảo vệ Chí đó củng là ủng hộ, bảo vệ và cổ xuý những hành vi thú tính và sai trái của Chí”- nghiên cứu sinh này cho biết.

TS Trịnh Thu Tuyết nhận định, việc khẳng định Chí Phèo không phải đại diện cho những người nông dân với lý do "mang tiếng cho nông dân mình quá. Chẳng lẽ nông dân mình chỉ toàn là con rơi?" như lập luận của người đề xuất này quả là một sự quy nạp, thiếu logic.

“Bởi trong văn học, một đặc điểm riêng nào đó trong cuộc đời, tâm lý, tính cách... của một cá thể không nhất thiết xuất hiện trong tất cả tầng lớp họ đại diện"- TS Thu Tuyết cho hay.

Người đề xuất loại bỏ tác phẩm “Chí Phèo” cho rằng: "Trong bất kỳ xã hội nào, hành động cưỡng bức đó đều đáng lên án. Chí đã phạm pháp. Dù về mặt nhận thức, hắn không ý thức hành vi của mình, nhưng về khía cạnh giáo dục đó là hành động cần phê phán,…

TS Tuyết cho rằng, đoạn văn bản trên không liên quan gì đến văn chương mà na ná lời tuyên án của công tố viên. Không không ai cảm văn, đọc văn theo cách đó. “Phải đặt vào tác phẩm mới thấy lúc đầu, Chí Phèo đến với Thị Nở bằng bản năng sinh vật của một gã đàn ông say rượu, bằng tính cách du côn của một thằng lưu manh vừa ăn cướp, vừa la  làng”- TS Tuyết phân tích.

Tác giả đề xuất bỏ tác phẩm viết: “Ngay cả việc giết Bá Kiến sau khi uống rượu say cũng là một hành động không thể dung thứ, cho dù nhiều học giả và nhà phê bình hình tượng hoá nó là sự phản kháng của tầng lớp bần nông đối với giai cấp cường hào, ác bá”.

TS Tuyết cho rằng, phải lưu ý mấy chi tiết để hiểu rõ hơn. Đó là sau khi Thị Nở bỏ đi, Chí lôi rượu ra uống, nhưng càng uống càng tỉnh, càng tỉnh càng đau đớn cho bi kịch cùng đường tuyệt lộ.

Và sau đó, Chí cầm dao đi với ý định trả thù hai cô cháu Thị Nở, nhưng rồi "quên" không rẽ vào nhà Thị Nở mà đi thẳng tới nhà Bá Kiến. Có thể thấy, Chí Phèo đã làm theo sự mách bảo sâu xa trong tiềm thức, đó là nỗi căm hờn với kẻ thù độc ác nhất trong cuộc đời mình. Không ai cổ suý cho hành động này, nhưng cũng không ai cho rằng đó chỉ là hành vi của một kẻ côn đồ say rượu.

“Cần trân trọng những giá trị văn hoá đích thực. Cần ứng xử với văn chương cho xứng đáng với văn chương”, TS. Trịnh Thu Tuyết kết luận.

Bà Nguyễn Đình Thị Thủy, giáo viên dạy văn trường THPT Hoài Đức A (Hà Nội) ch rằng, bài viết của tác giả Sóng Hiền thể hiện một góc nhìn khác của cá nhân người viết là rất đáng trân trọng nhưng đề xuất loại khỏi chương trình là chưa thuyết phục.

Như chi tiết anh Sóng Hiền đưa ra là Chí Phèo hiếp Thị Nở, nhìn ở góc độ xã hội học thì là vi phạm pháp luật, thế nhưng trong tình tiết đó, Chí đã được sự đồng thuận của Thị Nở và nhờ có Chí, hai con người ở đáy xã hội mới biết thế nào là tình yêu. Đó cũng là ý nghĩa nhân văn, cái hay của tác phẩm.

“Tuy nhiên, giáo viên vẫn có cách để lí giải học sinh hiểu được tác phẩm văn học ra đời bao giờ cũng phải căn cứ vào hoàn cảnh ra đời, bối cảnh văn hóa và quan điểm, tư tưởng sáng tác, chứ không phải cho tác phẩm đó đứng độc lập và mang tư tưởng thời đại để tìm hiểu"- bà Thủy khẳng định.

Theo Tiền Phong
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.