Tiêu bản cụ rùa Hồ Gươm sẽ được xử lý như thế nào?

Để làm tiêu bản rùa, đầu tiên các chuyên gia phải lấy hết nội tạng, bơm thuốc chống thối, sấy và tạo hình tay, chân, cổ, đuôi.
Tiêu bản cụ rùa Hồ Gươm sẽ được xử lý như thế nào?

Rùa hồ Gươm đã về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và có thể phục dựng tiêu bản.

Đây không phải lần đầu có rùa với kích cỡ lớn chết ở hồ Gươm. Trước đó, hồi Đại lễ nghìn năm Thăng Long 2010, một cá thể rùa mai mềm với chiều dài 1,2 m nặng 52 kg đã chết và nổi lên tại đây. Tiến sĩ Vũ Ngọc Thành, nguyên cán bộ khoa Sinh, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội là người khi đó trực tiếp làm tiêu bản cá thể này cho biết: “Đấy là một con ba ba Nam Bộ, còn gọi là cua đinh. Trông đẹp lắm, hoàn toàn không ghẻ lở. Khi mổ thì không chảy máu. Khi làm tiêu bản nó bắt đầu thối rồi”.

Việc rùa kích cỡ lớn như vậy chết ở hồ Gươm vào thời điểm đó không được nhiều người biết đến do mạng xã hội chưa phát triển như bây giờ. Ông Thành chia sẻ về quá trình làm tiêu bản rùa nói chung và cách làm của ông hồi 2010.

TS Vũ Ngọc Thành, cho biết, để làm tiêu bản đầu tiên phải lấy hết nội tạng, sau đó bơm thuốc chống thối vào chỗ có nhiều cơ mà không lấy được ra, tiếp đó là sấy và cho thuốc chống mốc.

"Riêng với rùa, do diềm thịt ở mai dễ bị teo lại khi sấy khô nên để tránh việc này người ta thường dùng vật liệu nhân tạo để làm giống miếng thịt đó và tạo màu hình khối", tiến sĩ Thành nói.

Thông thường các nhà khoa học sẽ không tạo hình bộ yếm mai của rùa mà chỉ tạo hình tay, chân, cổ, đuôi. Riêng đôi mắt rùa thì không thể tiêm mà phải lấy mắt khác thay vào. “Ở nước ngoài có những nhà máy chế mắt đặc trưng cho những con vật này. Phải đặt mất độ 2 tháng mới nhập về, giá rẻ. Không chỉ rùa, tất cả mắt những con vật làm tiêu bản đều được nhập, thường là nhập ở Đức, trước kia nhập ở Trung Quốc, Liên Xô cũ”, ông nói.

Quá trình làm tiêu bản kéo dài khoảng một tháng (không kể thời gian phải đặt bộ phận nhập từ nước ngoài).

Tiêu bản cụ rùa Hồ Gươm sẽ được xử lý như thế nào? ảnh 1

Cá thể rùa mai mềm từng chết ở hồ Hoàn Kiếm hồi 2010 đã được làm tiêu bản - Ảnh: Ngọc Thắng

Với tiêu bản của "cụ rùa" hồ Gươm, ông Thành cho biết có thể các nhà khoa học sẽ làm tương tự. Tuy nhiên, ông cũng cho hay, tuổi tác, giống loài của hai cá thể này có khác nhau. Cá thể đã chết hồi 2010 ước mới hơn mười tuổi.

So với tiêu bản tại Đền Ngọc Sơn, cách làm tiêu bản mới có khác ở việc giữ nguyên dải diềm thịt của rùa. Với rùa mai mềm hiện trưng bày ở Ngọc Sơn, những người làm tiêu bản đã cắt cụt hết dải thịt dài ở phía sau, cảm giác gần như tròn xoe. Tiêu bản này do đó đã phải làm lại, đắp thêm vật liệu khác tạo hình chỗ diềm thịt đó cách đây vài năm.

Với những loài vật ở kích thước lớn, một chuyên gia từng làm việc ở Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cho biết, muốn phục dựng một tiêu bản thường trải qua nhiều giai đoạn như lột da, nạo hết phần thịt dính dưới da và bôi lớp hóa chất chống thối dưới da, làm da mềm.

Tiếp đó dựng khung xương bằng sắt, thép chống rỉ hình mẫu chuẩn và nhồi bông vào bên trong. Sau đó người làm sẽ chế tác con vật để thể hiện được thần thái, tư thế như thật, giúp người xem có cảm giác như chúng ở ngoài tự nhiên.

Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, tùy vào kích thước, chủng loại, tình trạng bảo quản mẫu vật sẽ có công đoạn thực hiện khác nhau, ví dụ mẫu vật nhỏ như chim sâu với bộ da mỏng thì phải làm tỉ mỉ.

"Mẫu còn tươi sẽ làm đẹp hơn là để lâu. Việc phục dựng tiêu bản mất rất nhiều thời gian và công sức", chuyên gia này nói.

Rùa hồ Gươm chết chiều 19/1. Nguyên nhân rùa chết được cho là già yếu, bởi con rùa sống lâu nhất thế giới 180 năm, trong khi rùa hồ Gươm ước tính 200 tuổi. Nghi vấn nước hồ ô nhiễm, thiếu thức ăn cũng được đưa ra.

Vân Trang

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.