Tín ngưỡng thờ Mẫu chưa bao giờ được gọi là Mẫu giáo

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Hùng Vỹ, tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt không phải là tôn giáo và trong lịch sử cũng chưa bao giờ được gọi là Mẫu giáo.
Tín ngưỡng thờ Mẫu chưa bao giờ được gọi là Mẫu giáo

Năm 2021 là tròn 5 năm Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Những năm qua, những nghi thức, văn hoá đi cùng di sản này đã có những sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực hơn, phát triển hơn. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn nhiều người còn nhầm lẫn việc UNESCO công nhận Đạo mẫu là Di sản thế giới, hay như Đạo mẫu là một tôn giáo độc lập tại Việt Nam.

Xung quanh việc này, Ngày Nay đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Hùng Vỹ để làm rõ hơn về những khái niệm liên quan đến Di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.

PV: Đạo Mẫu có phải là một tôn giáo ở Việt Nam hay không? Nếu không phải tôn giáo thì trong văn hoá Việt, nghi thức thờ Mẫu được hiểu như thế nào cho đúng?

Nhà văn hoá Nguyễn Hùng Vỹ: Khái niệm "tôn giáo" hay khái niệm tương đương là "đạo" có một nội dung linh động. Trong quá khứ, tín ngưỡng thờ Mẫu chưa bao giờ được gọi là "Mẫu giáo", trong lúc đó la có Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Ky tô giáo… hoặc còn gọi là các đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão, đạo Ky tô…

Khái niệm "đạo Mẫu" là do các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam đề xuất có thể bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ XX. Có lẽ là do một nhóm người thấy ở phương diện thực hành của tín ngưỡng thờ Mẫu, sự tích hợp của nó đã dần dần mang tính hệ thống cao.

Khi làm hồ sơ trình UNESCO, ban đầu chúng ta lấy tên là Di sản đạo Mẫu, nhưng qua nhiều lần hội thảo và tranh luận, cuối cùng tên của di sản là "Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ" và được tổ chức này ghi nhận.

Riêng tôi, khi đề cập đến di sản văn hóa này từ cuối thế kỷ trước, tôi thường quan niệm, trong quá khứ là một tích hợp tín ngưỡng đã trở nên có tính hệ thống và đang trên con đường vận động trở thành một hình thức tôn giáo bản địa, nhưng chưa đạt đến một "tôn giáo" theo nghĩa cơ bản của khái niệm này với đầy đủ các yếu tố như hệ thống lý thuyết, cơ sở vật chất, hệ thống tăng lữ, các quy tắc nghi lễ, các luật định thực hành, hệ thống tín đồ.

Bởi vậy, ta thấy trong định danh của di sản này, người ta nhấn mạnh các các phương diện như: tín ngưỡng, thực hành, thờ tự, Mẫu và Tam phủ. Mỗi từ vựng của nó có một nội dung khá rõ ràng… Đó là cách hiểu cần thiết khi đề cập đến di sản này.

Tín ngưỡng thờ Mẫu chưa bao giờ được gọi là Mẫu giáo ảnh 1

Nhà văn hoá Nguyễn Hùng Vỹ

PV: Nghi thức diễn xướng hầu đồng hiện nay chưa có một bộ quy chuẩn, vậy trách nhiệm quản lý thuộc về đơn vị nào?

Nhà văn hoá Nguyễn Hùng Vỹ: Hầu đồng không đứng riêng thành một đơn vị di sản mà nó là một thành phần quan trọng trong di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Nó thực hành theo kinh nghiệm dân gian là chính, những quy cách của nó rất linh động, khả biến, chưa chặt chẽ và không nên chặt chẽ.

Sự chặt chẽ của nghi thức, của trình diễn nhiều khi sẽ bó buộc sự thực hành thiên biến vạn hóa của nó, trở nên thô cứng và dần dần sẽ triệt tiêu sự phong phú vốn có của một hiện tượng văn hóa. Khái niệm "quy chuẩn" thường dành cho các hoạt động quản trị xã hội thì đúng hơn.

Với tư cách là một di sản được UNESCO ghi nhận thì trách nhiệm chính thuộc về thiết chế văn hóa quốc gia. Chính các cơ quan thuộc thiết chế này có trách nhiệm nghiên cứu để thấu hiểu tín ngưỡng đó, thẩm định giá trị tích cực mà để bảo tồn các giá trị đó, bài trừ những hiện tượng tiêu cực như mê tín dị đoan, sáng tạo để không ngừng phát triển nó và có trách nhiệm quảng bá, truyền thông di sản phục vụ văn hóa thế giới. Hệ thống văn hóa thuộc thiết chế văn hóa quốc gia có trách nhiệm chính.

Tín ngưỡng thờ Mẫu chưa bao giờ được gọi là Mẫu giáo ảnh 2

Tin ngưỡng thờ Mẫu chưa bao giờ được gọi là Mẫu giáo tại Việt Nam

PV: Có ý kiến về việc hầu đồng cùng hát văn có vai trò gìn giữ lịch sử dân tộc, lưu danh anh hùng dân tộc. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, hầu đồng - hát văn mượn câu chuyện lịch sử, hình ảnh anh hùng dân tộc để tồn tại từ đời này qua đời khác. Vậy với vai trò là nhà nghiên cứu văn hoá ông có ý kiến như thế nào về việc này?

Nhà văn hoá Nguyễn Hùng Vỹ: Hát văn và hầu đồng là một diễn xướng tổng hợp gồm âm nhạc, vũ đạo, sân khấu, văn chương và tín ngưỡng shaman. Nó được các nghệ nhân sáng tạo trong suốt quá trình lịch sử tồn tại của di sản và đặc biệt phát triển bài bản vào cuối thế kỷ XX với vai trò của cố nghệ nhân Phạm Văn Kiêm và một số nghệ nhân hiện đại khác. Hiện nay, bài bản vẫn không ngừng được sáng tạo bổ sung cả về làn điệu và lời ca.

Trong đó, đề tài lịch sử, những nhân vật và sự kiện lịch sử dân tộc, không chỉ được "mượn" mà đó là một phương thức tồn tại, phương thức vận động rất cơ bản của hát văn. Những anh hùng dân tộc hữu danh hoặc vô danh, thông qua con đường sáng tạo của truyền thuyết dân gian, trở nên linh thiêng và được thần thánh hóa sẽ là một mảng đề tài có giá trị văn hóa cao. Rất cần được tiếp tục sáng tác, sáng tạo thành những tác phẩm văn chầu, văn thờ trong thực hành tín ngưỡng này.

Sáng tác những bài hát văn đề tài lịch sử là thuộc về trách nhiệm phát triển di sản mà UNESCO quy ước với mọi di sản văn hóa, bên cạnh các trách nhiệm khác như thấu hiểu, bảo tồn và quảng bá. Và từ việc sáng tác và phát triển đó, con đường tiếp theo cho di sản sẽ mở ra rộng rãi và mang giá trị tích cực, có thể cạnh tranh và bài trừ dần được yếu tố dị mê tín mê muội trong tín ngưỡng này.

Chúng ta có cả thiết chế văn hóa từ trung ương đến tận cấp xã, chúng ta có cả một đội ngũ nghệ thuật tài năng trên nhiều lĩnh vực, việc sáng tạo cần được khuyến khích để di sản ngày càng phát triển và mang bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc.

Tín ngưỡng thờ Mẫu chưa bao giờ được gọi là Mẫu giáo ảnh 3

Bài toán gìn giữ, phát huy Di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đang đối diện với nhiều khó khăn

PV: Hầu đồng có ranh giới rất mong manh với mê tín dị đoan, ở góc độ văn hoá, chúng ta nên làm gì để gìn giữ nét đẹp của hầu đồng mà không bị sa đà vào việc mê tín dị đoan?

Nhà văn hoá Nguyễn Hùng Vỹ: Mê tín, thậm chí mê muội là một là một tệ nạn xã hội cần thiết phải bài trừ. Việc lợi dụng mê tín để buôn thần bán thánh lại càng phải chú ý trừ bỏ. Tuy nhiên, ranh giới giữa việc đáp ứng tín ngưỡng, việc thỏa mãn nhu cầu tâm lý và mê tín không phải bao giờ cũng rõ ràng. Không những với thực hành thờ cúng Mẫu Tam tòa mà với mọi tôn giáo cũng vậy.

Trên thế giới hiện nay, người ta thống kê có khoảng 3000 dị giáo với mê tín di đoan quái gở. Trong số đó, ở nước Mỹ đã có hơn 1500 tổ chức dị giáo đó. Ở Việt Nam, những dị giáo biến thái tuy chưa nhiều nhưng cũng có khả năng bùng phát qua quá trình tiếp biến văn hóa hiện nay.

Sự phát triển tốt đẹp của xã hội chắc chắn phải dựa trên khoa học kỹ thuật và sáng tạo nhân văn. Từ ngay bây giờ, với đại dịch Covid19, không thể cầu cúng mà nhân loại qua khỏi cơn đại họa này. Sự phát triển đặc biệt của chế tạo vắc xin trong một thời gian ngắn kỷ lục sẽ góp phần đưa thế giới đến cuộc sống an toàn. Đó là khoa học. Sự phòng chống hiệu quả của Việt Nam hiện nay đó chính cũng là khoa học quản lý xã hội. Không thể hầu đồng mà chống dịch được đâu.

Khoa học kỹ thuật, dẫu vẫn còn nhiều khoảng trống khó lý giải trước thực tại mênh mông này, nhưng đó mới là con đường có tương lai. Mê tín đôi khi chỉ giải quyết một chút vấn đề tâm lý trực tiếp mà mà thôi. Một cộng đồng mê tín là một cộng đồng lạc hậu và yếu kém. Cộng đồng ấy sẽ bất lực trước các thử thách lịch sử. Không có nền y học hiện đại thì thế giới này sẽ sụp đổ.

Diễn xướng hầu đồng cần nghiêng hẳn về tính thiêng liêng, tính cao cả, tinh thần lịch sử của hình thức diễn xướng nghệ thuật giàu bản sắc này. Nhu cầu thờ tự các hiện tượng tự nhiên và xã hội là một nhu cầu khách quan và đang tạo nên một khoảng trời rộng lớn cho sáng tạo nghệ thuật tổng hợp.

Chúng ta có một kho tàng phong phú nghệ thuật truyền thống các dân tộc, chúng ta là một quốc gia trải qua vô vàn thử thách để dựng nước và giữ nước. Lớp lớp anh hùng, liệt sĩ hi sinh vì tồn vong của dân tộc xứng đáng được thờ tự và kỷ niệm, muôn vàn những sự kiện lịch sử bi tráng cần được ghi nhớ và tái tạo qua nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật hầu văn. Tôi thấy vĩ đại như Nguyễn Du mà tương truyền ông viết văn tế cho thập loại chúng sinh có giá trị đến bây giờ thì hà cớ gì chúng ta không tổ chức sáng tạo tưởng nhớ cha ông tổ tiên chúng ta đã quên mình vì chính chúng ta hôm nay.

Tín ngưỡng thờ Mẫu chưa bao giờ được gọi là Mẫu giáo ảnh 4

Cần có những giải pháp cụ thể để Di sản thế giới giữ được nét đẹp vốn có

PV: Cho đến nay chưa có bất cứ một danh hiệu cụ thể nào ghi nhận cho các thanh đồng đúng nghĩa, vậy có giải pháp nào về việc vừa ghi nhận cho các thanh đồng lại vừa quản lý được đội ngũ này?

Nhà văn hoá Nguyễn Hùng Vỹ: Việc tôn vinh bằng danh hiệu có hai mặt của nó. Mặt tích cực là sự ghi nhận của thiết chế xã hội cho thành tích đóng góp cho di sản bằng tài năng của mình. Nhưng mặt khác, nó tạo tâm lý hám danh, hư danh, những cạnh tranh làm mất đoàn kết trong nhân gian. Đi nghiên cứu văn hóa các vùng miền, chúng tôi gặp nhiều sự cạnh tranh rất thiếu lành mạnh vì danh hiệu này rồi.

Tại sao con người ta có thể tham - sân - si làm vậy? Cứ sống cho tự nhiên, tử tế với nhau thì đã sao nào? Tình trạng hư danh đã đáng báo động chưa? Liệu có cách khác hiệu quả hơn không? Chúng ta còn "sáng tạo" nên các đẳng cấp danh hiệu cao hơn, càng cao hơn nữa không? Dạy cho một nhân dân tranh giành lẫn nhau như vậy, theo tôi là phải suy nghĩ thật thấu đáo. Nên tìm một cách làm khác cho phù hợp hơn…

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.