Trận chiến mở đường cho Hồi giáo thống trị Trung Đông

(Ngày Nay) - Việc chiếm thành Damascus từ đế chế Đông La Mã giúp đội quân Hồi giáo trở thành thế lực mạnh nhất Trung Đông.
    Quân Hồi giáo tiêu diệt lực lượng tiếp viện của Byzantine. Ảnh: War History.
    Quân Hồi giáo tiêu diệt lực lượng tiếp viện của Byzantine. Ảnh: War History.
    Vào đầu thế kỷ thứ 7, đế chế Byzantine (Đông La Mã) và Sasanid (Iran ngày nay) mải mê tranh đoạt với nhau ở Trung Đông mà không hề đề phòng mối đe dọa từ đội quân Hồi giáo đang lớn mạnh ngay bên cạnh, theo War History.
    Thời điểm đó, Hồi giáo của nhà tiên tri Mohammad đã thống nhất thế giới Arab. Khi ông qua đời, đạo Hồi bắt đầu chia rẽ, nhưng cũng được truyền cảm hứng cho quá trình bành trướng. Abu Bakr được chọn làm người kế vị nhà tiên tri Mohammad, ông nuôi tham vọng mở rộng lãnh thổ Hồi giáo với mục tiêu chính là đế chế Sassanid và Byzantine.
    Trận chiến mở đường cho Hồi giáo thống trị Trung Đông ảnh 1 

    Quân Hồi giáo (xanh) bao vây thành Damascus. Đồ họa:Art of Battle.

    Abu Bakr nhanh chóng giành chiến thắng trên con đường chinh phạt. Sau khi chiếm tỉnh Iraq, đạo quân Arab bắt đầu tiến vào đế chế Byzantine. Được sự hỗ trợ đắc lực từ tướng Khalid ibn Walid, đội quân của Abu Bakr chiếm được nhiều lãnh thổ quan trọng và bắt đầu bao vây thành Damascus.
    Thành Damascus dài 1,5 km, rộng 0,8 km, nằm ở vị trí chiến lược tại Trung Đông, thu hút các nhà buôn từ khắp thế giới và được xem là thiên đường của Syria. Quân Byzantine đã gia cố thành bằng các bức tường cao tới 11 m.
    Do không có vũ khí công thành, tướng Khalid ibn Walid cho quân bao vây Damascus từ mọi hướng, cắt đứt nguồn tiếp tế và liên lạc với bên ngoài, khiến cư dân trong thành rơi vào cảnh đói khát cùng cực. Cuối tháng 8/634, Damascus hoàn toàn bị chia cắt với phần còn lại của đế chế Byzantine.
    Toàn bộ 6 cổng thành đều bị quân Hồi giáo canh gác nghiêm ngặt, không để bất kỳ ai ra vào thành. Mỗi cổng thành đều có một tướng chỉ huy và 4.000-5.000 quân bao vây. Bên cạnh đó, 2.000 kỵ binh liên tục tuần tra ban đêm tại khu vực trống giữa các cổng thành, đồng thời đóng vai trò lực lượng tăng cường nếu quân Byzatine tấn công.
    Trận chiến mở đường cho Hồi giáo thống trị Trung Đông ảnh 2 

    Đế chế Hồi giáo mở rộng ở thời kỳ đỉnh cao. Ảnh:Wikipedia.

    Đầu tháng 9, hoàng đế Heraculius cử đội quân khoảng 12.000 lính đến giải vây cho thành Damascus. Nhận được tin báo từ do thám, Khalid ibn Walid triển khai 10.000 quân, chia làm hai mũi tập kích tiêu diệt lực lượng cứu viện Byzantine. Chiến thắng chóng vánh cùng việc sử dụng kỵ binh hành quân thần tốc giúp quân Hồi giáo quay trở lại Damascus trước khi lực lượng phòng thủ có thể tổ chức phá vây.
    Một tuần sau, Thomas, con trai của hoàng đế Heraculius và chỉ huy đội quân phòng thủ tại Damascus, mới biết quân cứu viện đã bị đánh tan. Ông quyết định phá vây bằng hai đợt tấn công nhưng thất bại, bản thân ông còn bị trúng một mũi tên vào mắt.
    Nhận được tin mật báo từ trong thành rằng một lễ hội sẽ diễn ra trong đêm 18-19/12, tướng Khalid ibn Walid nhận thấy đây là thời cơ chín muồi để tấn công. Không kịp lên kế hoạch phối hợp, đích thân ông dẫn đầu một đội quân tấn công cổng thành phía đông Damascus.
    Sau khi lựa chọn vị trí không có lính canh, Khalid ibn Walid cùng hai thuộc hạ trèo lên thành và thả dây xuống cho 100 lính tinh nhuệ trèo vào. Lực lượng này hạ hết lính canh, trước khi mở cổng cho đội quân bên ngoài vào thành.
    Trong nỗ lực cứu thành, Thomas cử sứ giả tìm đến Abu Ubaidah, phó tướng của Khalid, để xin hàng với điều kiện quân Hồi giáo không sát hại cư dân, không phá hủy đền thờ và cho phép mọi người rời khỏi thành an toàn. Thỏa thuận giữa hai bên quy định cư dân Damascus có ba ngày để quyết định đi hay ở, trước khi quân Hồi giáo tấn công. Sau đúng ba ngày, Khalid ibn Walid ra lệnh tiêu diệt mọi đoàn người chạy nạn.
    Thành Damascus trở thành trung tâm văn hóa Hồi giáo, trước khi thành thủ đô của vương quốc Hồi giáo Umayyad, tồn tại trong giai đoạn năm 660-1031.
    Việc Damascus thất thủ là bước ngoặt lớn trong lịch sử Hồi giáo, giúp tôn giáo này củng cố và lan tỏa khắp Trung Đông và châu Phi, đảm bảo quyền lực bất khả xâm phạm cho các vị vua của vương quốc Hồi giáo tương lai, cũng như chinh phục hoàn toàn đế chế Ba Tư.
    Đến năm 750, đế chế Hồi giáo lan rộng khắp Trung Đông, Bắc Phi và một phần châu Á. Chỉ trong chưa đầy 100 năm sau khi trận đánh Damascus, việc mở rộng nhanh chóng đã biến đế chế Hồi giáo thành thế lực mạnh nhất Trung Đông, góp phần thay đổi bộ mặt tương lai của thế giới.
    Theo Vnexpress
    Ảnh minh họa
    WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
    (Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
    Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
    (Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
    Ảnh minh họa
    Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
    (Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
    UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
    Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
    (Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.